Thẻ căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi có thể thay thế giấy khai sinh
Sáng 26.9, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã tổ chức hội thảo về dự án luật căn cước công dân - đây là một dự án Luật được nhiều ĐBQH và đông đảo cử tri quan tâm.
- 09-09-2014Chưa thống nhất việc cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi
- 07-06-2014Bộ trưởng Tư Pháp: Nên dừng cấp CMND mẫu 12 số
- 11-05-2014Có thể cấp thẻ căn cước công dân ngay khi khai sinh
- 29-04-2014Có nên bỏ giấy khai sinh?
- 25-04-2014Thẻ căn cước sẽ thay chứng minh nhân dân
Dự thảo Luật này dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khoá XIII (tháng 10-11.2014).
Theo GS.TS Hồ Trọng Ngũ – Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: Đây là một dự án được nhiều ĐBQH và đông đảo cử tri quan tâm, là một trong các dự án luật đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện "Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013–2020" (Đề án 896).
Tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
Theo UB Quốc phòng và An ninh, việc cấp thẻ căn cước công dân cho người chưa đủ 14 tuổi để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân theo Hiến pháp năm 2013, không có sự phân biệt công dân theo độ tuổi; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong giao dịch, giảm thủ tục hành chính, từng bước giảm giấy tờ công dân theo mục tiêu Đề án 896 đã xác định (bỏ giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn…).
Theo ông Hồ Trọng Ngũ, thực hiện việc trên đã "khắc phục một hiện tượng rất "đau đầu" trong việc quản lý cán bộ là tẩy xóa giấy khai sinh, “trẻ hóa” cán bộ, cố ý làm sai lệch hồ sơ".
Về nội dung số định danh cá nhân, trước câu hỏi "vì sao không sử dụng số chứng minh nhân dân 9 số làm số định danh cá nhân?", Thiếu tướng Trần Văn Vệ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết: Thứ nhất, khi công dân chuyển hộ khẩu, hoặc thay đổi địa chỉ thường trú từ tỉnh này tới tỉnh khác thì phải cấp lại CMND vì theo quy định 2 số đầu của số CMND quy định đơn vị hành chính cấp tỉnh là nơi đăng ký thường trú của công dân. Vì vậy sẽ dẫn đến một công dân có thể có nhiều hơn 1 CMND.
>>>Cấp thẻ căn cước: “Hệ lụy vô cùng phức tạp”