MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời sự 24h: Chuyển nhượng thành công dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

26-11-2014 - 22:40 PM | Xã hội

Lần đầu tiên tại Việt Nam, dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được chuyển nhượng cho tập đoàn lớn nhất về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại Ấn Độ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm Belarus

Vào lúc 11 giờ trưa nay (26/11) theo giờ địa phương, tức 15 giờ chiều nay (theo giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Minsk, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus theo lời mời của Tổng thống Alexander Lukashenko.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại sân bay quốc tế Minsk với những nghi lễ cao nhất và trọng thị nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Thủ tướng Cộng hòa Belarus Mikhail Myasnikovich ra tận chân cầu thang máy bay chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Cộng hòa Belarus, một trong những nước bạn bè truyền thống của Việt Nam. (Xem thêm)

Vietjet lần đầu tiên sở hữu máy bay từ Airbus

Hôm nay ngày 26/11 tại Pháp, hãng hàng không Vietjet và nhà sản xuất máy bay Airbus thực hiện Lễ bàn giao máy bay. Sự kiện này đánh dấu việc Vietjet chính thức sở hữu chiếc máy bay A320 đầu tiên trong đơn hàng mua và thuê 100 chiếc máy bay theo thỏa thuận được ký kết giữa Vietjet và Airbus vào tháng 9/2013 và Hợp đồng chính thức vào tháng 2/2014.

Theo kế hoạch, sau khi Vietjet và Airbus hoàn tất các thủ tục bàn giao, chiếc máy bay A320 đầu tiên của Vietjet sẽ bay về Việt Nam và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng ngày 27/11/2014. Đây cũng là chiếc máy bay đầu tiên của Vietjet mang biểu tượng Vietcombank - ngân hàng dẫn đầu ở Vietnam trong lĩnh vực tài trợ thuê và mua máy bay. (Xem thêm)

Giữ nguyên 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

Đại biểu đề nghị bổ sung, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị giữ nguyên 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, tại dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 26/11, với 85,31% tổng số đại biểu tán thành.

Cụ thể, sáu hoạt động bị cấm đầu tư kinh doanh gồm có: các chất ma túy; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Trong đó, các hoạt động một, hai, ba đều có phụ lục quy định cụ thể phạm vi bị cấm. (Xem thêm)

Thưởng tới 10 triệu đồng cho người cung cấp thông tin tham nhũng

Ông Võ Thái Nguyên, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Quảng Ngãi cho biết tỉnh Quảng Ngãi đã chính thức công bố mức thưởng từ 500 nghìn đến 10 triệu đồng cho người cung cấp thông tin về tham nhũng.

Tuy nhiên, các thông tin, tài liệu này phải được xác minh, đảm bảo tính chính xác, tin cậy và có giá trị; đồng thời thông tin, tài liệu do các cá nhân, tổ chức cung cấp phải được sử dụng có hiệu quả.

Ông Võ Thái Nguyên cho biết thêm, số tiền thưởng tuy không lớn so với giá trị của thông tin nhưng nhằm góp phần động viên, khích lệ các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đấu tranh với hiện tượng tham nhũng trên địa bàn tỉnh. (Xem thêm)

Đề nghị khoán chi xe công, tiếp khách

Ngày 25/11, thảo luận dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trương Thị Huệ cho rằng, để sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả cần khoán chi xăng xe cho đối tượng đi xe công, khoán kinh phí tiếp khách.

ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) cho rằng, luật cần mở rộng các hình thức khoán chi như xăng xe, tiếp khách. Bà Huệ đề xuất, có thiết chế bắt buộc đối với các đối tượng đi xe công được nhận tiền khoán xăng xe hằng tháng thống nhất cả nước. “Nên mạnh dạn khoán cả chi tiếp khách cho đối tượng có thẩm quyền tiếp khách vì trên thực tế hiện nay, rất khó xác định khách nào thuộc phạm vi khách công, khách nào là khách cá nhân”, bà Huệ nói. Bà cho rằng, hình thức khoán này phải đi cùng với cơ chế gắn với hiệu quả công việc.

Còn ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng, hiện nay ngân sách chưa bao quát hết các nguồn thu như thu từ đầu tư ra nước ngoài, cổ tức doanh nghiệp. Luật sửa đổi chưa bao quát tối đa các khoản thu, việc quản lý thu chi vẫn như cũ. “Tổng chi ngân sách quá cao làm thâm hụt NSNN chứ không phải nguồn thu thấp. Quy định rõ chi phải có dự toán, công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình”, ông Hùng nói. (Xem thêm)

Lần đầu tiên Việt Nam chuyển nhượng dự án đường cao tốc

Lần đầu tiên tại Việt Nam, dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được chuyển nhượng cho tập đoàn lớn nhất về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại Ấn Độ.

Quyết định chuyển nhượng đường cao tốc đưa ra rất kịp thời khi đất nước đang rất thiếu vốnvà đây là kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả và nhanh chóng nhất để nhờ đó, chúng ta có thể đẩy nhanh việc xây dựng các tuyến đường khác. Tin vui đầu tiên là dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được chuyển nhượng cho tập đoàn lớn nhất về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại Ấn Độ.

Mặc dù đến cuối năm 2015, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới được thông xe, tức là phải còn hơn 1 năm thi công nữa dự án mới hoàn thành, thế nhưng đã được Tập đoàn lớn nhất về đầu tư hạ tầng giao thông (IL&FS) của Ấn Độ quyết định rót vốn đầu tư. (Xem thêm)

Trước 5/12 có kết quả điều tra vụ mất điện tại Tân Sơn Nhất

Bộ GTVT vừa có chỉ thị yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành lập tổ công tác điều tra sự cố mất điện tại ACC HCM và báo cáo kết quả trước 5/12.

Theo Bộ GTVT, thời gian gần đây đã xảy ra 4 sự cố uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay trong công tác điều hành, quản lý hoạt động bay, nguyên nhân đều do lỗi chủ quan của con người. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành Hàng không nghiêm túc nhìn nhận các sự cố trong thời gian vừa qua là sự cố uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay.

"Lãnh đạo các cơ quan đơn vị trong ngành hàng không cần chủ động khắc phục những yếu kém, bất cập trong thực hiện các quy trình điều hành, quản lý hoạt động bay, rà soát kỹ đội ngũ cán bộ, nhân viên, chấn chỉnh ý thức tổ chức kỷ luật, kịp thời xử lý nghiêm cán bộ nhân viên vi phạm", Bộ GTVT đề nghị. (Xem thêm)

Ông Trần Văn Truyền mới có dấu hiệu vi phạm về tài sản

Sáng nay 26-11, trả lời câu hỏi của phóng viên bên hành lang buổi Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 13 do Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp vàĐại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp tổ chứcvềviệc ông Trần Văn Truyền có dấu hiệu tham nhũng hay không, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói: “Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vụ việc của ông Truyền mới chỉ có dấu hiệu vi phạm về tài sản, về chế độ chính sách của nhà nước thôi”.

Theo ông Tranh, sau khi Ban Bí thư chỉ đạo và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có kết luận, việc thu hồi tài sản của ông Trần Văn Truyền đã được các cơ quan chức năng tích cực thực hiện kịp thời. “Trong thời gian tới, chúng tôi tin tưởng việc này sẽ được thực hiện có kết quả tốt” - ông Tranh nhận định. (Xem thêm)

Thu hồi hơn 45 tỷ đồng từ 4 công ty công ích

Đây là số tiền UBND TP HCM yêu cầu Thanh tra TP HCM thu hồi nộp ngân sách nhà nước về khoản chênh lệch kinh phí duy tu do điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 2 triệu đồng/tháng xuống 1,512 triệu đồng/tháng từ 4 công ty dịch vụ công ích.

Cụ thể: Công ty TNHH MTV Cầu Phà gần 36 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông Sài Gòn hơn 7,7 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 khoảng 1,9 tỉ đồng và Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh hơn 257 triệu đồng. (Xem thêm)

>>>

Hồng Vân (Tổng hợp)

cucpth

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên