Tinh giản 100.000 biến chế: Nhà nước đang chịu thiệt
Tinh giản biên chế là hậu quả của công tác tuyển dụng ồ ạt, vậy nhưng nhà nước phải chịu thiệt gánh trách nhiệm thay do nhà tuyển dụng kém.
- 11-02-2014Cải cách bộ máy: Chờ đợi ở những chữ “phải”
- 10-02-2014Tinh giản 100.000 biên chế: Bộ Nội Vụ căn cứ vào đâu?
- 08-02-2014'Chỉ tăng một bộ, tinh giản biên chế thành vô nghĩa'
- 20-11-2013Không tăng cán bộ công chức trong năm 2013 và 2014
- 26-07-2013Đà Nẵng chỉ mặt công chức 'cắp ô'
Nhà tuyển dụng phải chịu trách nhiệm
Trước thông tin Bộ Nội vụ sẽ thực hiện tinh giản 100.000 biến chế trong vòng 6 năm (từ 2014-2020), ĐBQH Lê Như Tiến nhận định:
“Tinh giản biên chế là hậu quả của công tác tuyển dụng ồ ạt, tuyển dụng không tính đến nhu cầu bất chấp năng lực, tuyển vào không làm được việc thì đào thải, cho về hưu non. Nhưng con số tinh giản 100.000 biên chế hiện nay là không có căn cứ”.
Ông Tiến cho biết, công tác tinh giản biên chế là cần thiết, có tinh giản thì mới có thể tập trung lương cho những người ăn lương thực sự.
Tuy nhiên, ông Tiến cho biết trong số 30% công chức làm được việc, 30% công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” và 30% công chức phải cầm tay chỉ việc sẽ phải có một cơ chế tinh giản như thế nào cho hợp lý. Không thể áp dụng một cách cơ học theo cơ chế cào bằng, bổ đầu các đơn vị.
Như vậy, có thể dẫn tới tình trạng cái thừa vẫn thừa, cái thiếu vẫn thiếu. “Vấn đề tôi muốn nói tới là con người có đặt đúng vị trí, công việc không”, ông Tiến băn khoăn.
Theo ông Tiến, để thực hiện công tác tinh giản biên chế có hiệu quả trước tiên phải xây dựng được trung tâm dự báo nguồn nhân lực. Trung tâm này sẽ đưa ra dự báo hàng năm cho ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ đó sẽ xác định được nhu cầu nhân lực là bao nhiêu, phải giảm bao nhiêu.
Bên cạnh đó, cơ chế đánh giá chất lượng công chức cũng phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng và chính xác.
Thứ hai, đi đôi với giảm là phải bổ sung nhân sự cao. Nếu giảm 100.000 người mà tuyển được 100.000 có chất lượng cao thì sẽ tạo ra dấu ấn chuyển biến rất lớn trong công việc. Nhưng nếu tuyển không đúng thì hậu quả sẽ đi ngược lại, tiêu cực càng phát sinh, gây hậu quả lớn không chỉ cho xã hội mà còn gây thiệt hại cho cả nhà nước.
Một ví dụ đơn giản, để tinh giản nhà tuyển dụng phải giải quyết cho nghỉ hưu sớm, hoặc đào thải. Nếu giải quyết cho nghỉ việc trước thời hạn đương nhiên nhà tuyển dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho họ là bao nhiêu phần trăm lương, hoặc bao nhiêu tháng lương.
“ Tiền bồi thường cũng chính là tiền ngân sách, nghĩa là nhà nước phải chịu thiệt bỏ ra cả mấy ngàn tỉ để chi trả, giải quyết hậu quả cho việc tuyển dụng sai này mà lẽ ra trách nhiệm phải thuộc về các nhà tuyển dụng”, ông Tiến nói.
Tinh giản: Con số nào cũng không chính xác
Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương cho rằng, phải làm rõ số liệu biên chế cần phải tinh giản, nếu không dù có đưa ra con số bao nhiêu cũng không chính xác.
“Nếu theo đánh giá hiện nay cả nước có khoảng 2,8 triệu cán bộ công chức, nếu Bộ Nội Vụ đưa ra con số tinh giản 100.000 biên chế thì sẽ rơi vào khoảng 3%. Vậy con số này dựa vào đâu, Bộ Nội vụ đưa ra con số này vì sao?”, ông Cương đặt câu hỏi.
Theo ông Cương, khi chưa có một cơ chế đánh giá tổng thể, khách quan về năng lực, chất lượng công chức thì chưa thể đưa ra được con số bao nhiêu phần trăm đáp ứng được nhu cầu công việc, bao nhiêu phần trăm công chức phải tinh giản.
Con số 100.000 biến chế phải tinh giản có phải là số công chức vô dụng cần phải tinh giản hay không. Con số này đã nói lên hết tình trạng, chất lượng công chức hiện nay chưa?...ông Cương cho rằng, chưa có một cơ chế nào để đánh giá.
Nhất là hiện nay vẫn đang tranh cãi trước con số 1%, 30% hay 50% công chức không làm được việc. Nếu cứ với cơ chế đánh giá như hiện nay thì rõ ràng 1%, 3% hay 50% cũng đều có lý.
Theo ông Cương, ngay cả con số 8.000 tỷ để thực hiện công tác tinh giản cũng là con số võ đoán, không có cơ sở. Trước đây khi thực hiện nghị định 132, cũng đã bỏ ra cả chục nghìn tỉ nhưng không ai đánh giá được hiệu quả mang lại như thế nào.
Thậm chí là chưa nói tới có yếu tố có thể trục lợi từ chính những con số này, gây phát sinh tiêu cực mới, gây thiệt hại cho cả xã hội, ngân sách đồng thời là mối lo cho quỹ bảo hiểm xã hội.
Ông Cương cho biết, nếu không có đánh giá cụ thể thì đề án khó có thể đạt được mục đích.
“Tin giản biên chế theo kiểu bốc ruốc, có 30 người thì phải làm thế nào đuổi bớt vài người, thực hiện cơ học như vậy thì không thể thành công được”.
Còn theo ĐBQH Nguyễn Thị Khá, trọng tâm của công tác giảm biên chế phải đạt được mục đích, tinh giản biên chế phải góp phần sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước… đúng người đúng việc.
Nếu không thực hiện nghiêm túc, công khai thì sẽ dễ dẫn đến những phát sinh tiêu cực khác. Người đáng giảm không giảm, người không đáng giảm lại bị giảm.
Một vấn đề nữa là giảm biên chế có tuyển thêm nữa không?
Ngay cả cơ chế cho người bị tinh giản, người về hưu thì sẽ được xem xét hỗ trợ thế nào để tránh tình trạng “vắt chanh bỏ vỏ”. Một vấn đề nữa là tình trạng nể nang, con ông cháu cha… sẽ phải xem xét thế nào?
Theo Thái An