MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trực tiếp]: Một số DN cố tình nợ đọng bảo hiểm xã hội

19-11-2014 - 09:48 AM | Xã hội

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết đã đề xuất doanh nghiệp cố tình chiếm dụng bảo hiểm sẽ chuyển cho cơ quan điều tra xử lý nghiêm.

Tiếp sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Quốc hội chuyển sang chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Vĩnh Phúc chất vấn, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước có thực hiện theo bộ luật lao động không?

Việt Nam đang trong giai đoạn cuối dân số vàng. Tuy nhiên nếu không nâng cao năng suất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tôi cho rằng công nghệ đóng vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất lao động. Vừa rồi Bộ trường KHCN trực tiếp đi giám sát các sáng tạo công nghệ như tàu lặn ở Thái Bình? Giải pháp phát huy?

Bộ trưởng LĐTBXH trả lời: Luật Lao động thực hiện năm 2013 trong đó có phần lương. Trong tổng số 242 điều có 17 NĐ hướng dẫn và có 1 số thông tư, Bộ tham mưu thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia tư vấn cho Chính phủ theo đó đã tham vấn được 2 năm.

Bộ đã có hướng dẫn thực hiện tiền lương của DN, tuy nhiên còn 1 vấn đề chưa thực hiện được trong đó trách nhiệm thang bảng lương Bộ có trách nhiệm hướng dẫn nhưng khi xây dựng thang bảng lương mới thì chưa xác định được cái gọi là thu nhập khác là gì. Bộ trưởng hứa sẽ hoàn thành trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Đức Hiền, Nghệ An chất vấn, cư dân rất vui mừng Đảng và Nhà nước hỗ trợ người ngư dân đóng tàu vỏ sắt, mua sắm phương tiện đánh bắt xa bờ. Nhân lực còn khó khăn, dạy nghề và quản lý lao động? Thực trạng quản lý nhân lực đánh bắt xa bờ, giải pháp khắc phục?

Bộ trưởng trả lời: Trong tổng số lao động cả nước khoảng 54 triệu thì nông lâm ngư nghiệp chiếm 47%. Năm 2009 Chính phủ có NQ 1956, trong đó người lao động được hỗ trợ nhiều hơn, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản và lĩnh vực này cũng được hỗ trợ nâng cao khả năng nghề.

Gần đây, khi có việc đóng tàu mới thì cần được đào tạo bổ sung. Vừa rồi Tổng cục đào tạo nghề đã được hướng dẫn đào tạo, Bộ đã làm việc với địa phương tạo điều kiện để bà con được huấn luyện theo tàu mới này.

Trong phân công triển khai hướng dẫn, theo Bộ trưởng, Bộ LĐTBXH được thực hiện nhưng Chính phủ cũng đồng ý cho Bộ NNPTNN thực hiện nhiệm vụ này do đó thời gian tới Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NHPTNN thực hiện tốt công tác dạy nghề cho bà con ngư nghiệp.

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Vĩnh Long hỏi Để chuẩn bị nhân lực, Chính Phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay việc triển khai ra sao?

Quyết định tăng lương cho thấy nỗ lực của Chính Phủ tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng vẫn chưa cân đối, chưa đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của người lao động. Cần có giải pháp nào tăng lương làm thay đổi cuộc sống người lao đông chứ không chỉ về hình thức?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Hải Chuyền:

Về câu hỏi kế hoạch nguồn nhân lực, đây vấn đề rất quan trọng, ngoài những thiết bị đã có, nguồn lực là vấn đề then chốt. Năm 2011 CP đã phê duyệt chiến lược nguồn nhân lực, quy hoạch nhân lực cụ thể. Giai đoạn đến 2015, 55% lao động qua đào đạo, 2020 tăng lên 70%. CP phân công cụ thể cho các bộ ngành phát triển nguồn nhân lực.

Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã làm được những việc sau: Tham mưu cho CP ban hành quy định về dạy nghề, xây dựng chế độ chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, sửa đổi luật dạy nghề, quy hoạch trường chất lượng cao, đến nay đã phê duyệt 40 trường chất lượng cao. Chính Phủ đồng ứng đổi mới 4 đề án dạy nghề trong đó có mua giáo trình, giáo viên để đáp ứng dạy nghề hiện nay.

Về câu hỏi thứ 2, chính sách tiền lương không như đảm bảo mặc dù đã bỏ 11.000 tỷ đồng. Bộ được phân chuẩn bị 2 đề án, là tiền lương bảo hiểm xã hội và người có công. Theo đó, Bộ đã gửi Bộ Nôi vụ để hoàn thành nội dung này. Hàng năm căn cứ vào tình hình xã hội, đề nghị nâng lương phù hợp, chúng tôi đã thực hiện đúng chức năng của mình.

Tiền lương của chúng ta mới đáp ứng được 60% so với nhu cầu tối thiểu của người dân. Mặc dù dành 11.000 tỷ đồng nhưng vẫn chưa thoả đáng. Theo lộ trình là phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu nhưng tình hình ngân sách không cho phép phải tính từng bước, phù hợp với khả năng của mình, phải dãn lộ trình này.

Năm nay, do khả năng ngân sách, nâng lương không có nguồn. Hiện nay có bất cập, phê duyệt lương doanh nghiệp là hơn 3 triệu đồng, trong đó lương công chức mới chỉ 1,050 triệu đồng. Mặc dù ngân sách đã dành 11.000 tỷ đồng để giải quyết cho các cán bộ công nhân đương chức và người có công nhưng chưa giải quyết căn cơ vấn đề tiền lương của người lao động.

Đối với các chất vấn về nợ đọng bảo hiểm xã hội, công tác thanh tra, hiệu quả của cơ sở đào tạo nghề như thế nào, Bộ trưởng trả lời:

Về vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội, bên cạnh nguyên nhân có một số DN còn khó khăn thì việc xử phạt của DN nợ bảo hiểm còn nhẹ nên họ còn cố tình nợ bảo hiểm còn hơn vay ngân hàng. Hàng năm nợ đọng bảo hiểm xã hội tăng cao vào tháng 7 – 8 nhưng giảm vào tháng 10 – 11.

Bộ trưởng đề nghị tới đây, các đơn vị đã có tổ chức công đoàn phải thực hiện tốt vai trò bảo vệ người lao động, khi biết DN cố tình chây ì thì phải báo cáo.

Về công tác thanh tra hiện Bộ LĐTBXH có trên 400 cán bộ làm công tác thanh tra, ở Bộ là 55 cán bộ còn lại các tỉnh từ 5 – 7 cán bộ thanh tra, Bộ trưởng cho rằng nhân lực này còn khá ít so với khối lượng công việc cần làm hàng năm.

Về hiệu quả đầu tư của cơ sở dạy nghề Bộ trưởng cho biết, hiện tại ở các huyện có trung tâm và trường nghề theo quyết định 1956 có quy định các huyện phải có trung tâm đào tạo nghề cho nông thôn, các trường nghề thì tỉnh thực hiện xây dựng theo quy hoạch của địa phương, các vùng huyện Chính phủ hỗ trợ 5 – 7 – 9 tỷ.

Xây dựng nhiều trung tâm đào tạo nghề có lãng phí không? Bộ trưởng cho biết, việc sử dụng hiện nay của các Trung tâm là không cao.

Tháng 9/2014 CP họp có quyết định sáp nhập 3 trung tâm ở huyện vào thành 1 và một số địa phương đã thực hiện nhưng chưa đồng bộ ở hầu hết các địa phương.

Đại biểu chất vấn Sinh viên ra trường không có việc làm trách nhiệm của Bộ thế nào? Theo Bộ trưởng, tương ứng với số lượng sinh viên thi tuyển vào các trường dạy nghề, trường cao đẳng đại học hàng năm thì mỗi năm có trên 800 nghìn sinh viên cần có việc làm nhưng số lượng sinh viên có đủ việc làm là chưa cao. Nguyên nhân được Bộ trưởng Chuyền đưa ra là:

Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội không như ta mong muốn, nếu kinh tế không khó khăn, số lượng DN phá sản giải thể không tăng thì 174 nghìn lao động qua đào tạo thì có thể có chỗ làm.

Thứ hai, đào tạo có hạn chế kể cả đào tạo nghề, hiện ra trường có 70% có việc nhưng những nghề có kỹ năng cao của nước ngoài thì chúng ta có hạn chế . Giữa đào tạo với ra trường làm có nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng bổ sung thêm: Số lượng 174 nghìn lao động chưa có việc làm không có nghĩa là ngồi chơi, họ có thể làm giúp ở gia đình nhưng vấn đề đặt ra là đã học mà không được đi làm nghề là lãng phí. Trách nhiệm của nhà nước là phát huy được những nghề họ học.

Phía Bộ sẽ phối hợp với Bộ giáo dục và trung tâm xúc tiến việc làm ở địa phương để có việc làm sớm hơn.

Đại biểu Huỳnh Tấn Dương, Hải Dương hỏi: Đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp nợ đọng bảo hiểm hàng chục nghìn tỷ. Nếu luật bảo hiểm được thông qua kỳ này?

Ngân sách của Nhà nước dành cho công tác dạy nghề khá lớn. Mấy năm gần hệ thống dạy nghề, trung tâm trường nghề mửi ra rất nhiều nhưng lao động vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Giải pháp cho vấn đề này?

Bộ trưởng trả lời:

Chúng tôi đã có báo cáo nợ đọng bảo hiểm gửi đến Quốc hội. Vừa qua cũng có thanh tra một số doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ đọng, đó là do ý thức sử dụng lao động, một số doanh nghiệp cố tình, tuy nhiên, một số doanh nghiệp có khó khăn thực sự.

Chúng tôi đã đề xuất bổ sung quyền thanh tra cho cơ quan nhà nước về tình hình nợ đọng bảo hiểm này. Cụ thể, cơ quan bảo hiểm phải cung cấp thông tin đóng bảo hiểm cho người lao động. Nâng mức đóng với số bảo hiểm nợ đọng. Việc doanh nghiệp cố tình chiếm dụng bảo hiểm này phải chuyển cho cơ quan điều tra xử lý nghiêm.

Về vấn đề đến khi nào chấm dứt được nợ đọng bảo hiểm tôi cho rằng doanh khi Luật Bảo hiểm được thông qua nợ đọng cơ bản được chấm dứt.

Về câu hỏi dạy nghề, Bộ đã có những hỗ trợ cho những người hơn 40 tuổi ở nông thôn có công việc, khuyến khích lao động trẻ ở nông thôn chủ động hơn tìm công việc, nâng cao đời sống.

Tuy nhiên, nhiều hoạt động dạy nghề vẫn chưa được tốt. Số lượng dạy nghề ngày càng nhiều, nhưng chất lượng dạy nghề vẫn chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do tâm lý của thanh niên hiện nay nhìn nhận về học nghề vẫn chưa đúng.Hiện nay mỗi năm 900 nghìn học sinh tốt nghiệp, nhưng có tới 600.000 đi học cao đăng đại học. Chất lượng đào tạo nghề, bám nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn chưa cao.

Giải pháp: Đào tạo nghề cùng với ngành giáo dục bố trí tuyển sinh, phân luồng hướng trẻ vào dạy nghề nhiều hơn, tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015 đảm bảo 55% tổng lao động qua đào tạo.


Giải trình cho một số câu hỏi của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc phối hợp đào tạo nghề giữa Bộ LĐTBXH với Bộ NNPTNT Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, theo kế hoạch năm 2011 – 2015 sẽ đào tạo 1.26 nghìn nông dân nhưng không đạt mục tiêu đề ra, trong đó có nhiều nguyên nhân như: chương trình mới khởi động, vừa làm vừa xây dựng cơ sở, số đăng ký học về chưa cao….

Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Số lượng đào tạo lao động là quan trọng nhưng chất lượng cũng quan trọng không kém, do đó chỉ đạo phải ưu tiên chất lượng. Đào tạo được lao động nào phải vững nghề lao động đó.

Hiện tại, Bộ đã ban hành 132 chương trình và giáo trình của 132 nghề bám sát cách đào tạo tiên tiến và bám sát thay đổi của khoa học kỹ thuật, nâng cấp cơ sở đạo tạo và tiếp tục thay đổi phương thức đào tạo, đạo tạo nông dân phải đào tạo ở đồng ruộng chứ không phải ngồi ở ghế nhà trường…

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã làm tốt hơn công tác thông tin tư vấn nghề, phối hợp với các báo đài mở các mục.

Bộ trưởng cũng cho rằng phải thay đổi cách đào tạo cho nông dân, chính vì thế Bộ vẫn tiếp tục nghiên cứu để bám sát tình hình thực tế.

Trả lời câu hỏi của đoàn đại biểu về đào tạo nghề bám biển bộ trưởng cho biết trước mắt đào tạo nghề máy trưởng, thuyền trưởng. Hiện Bộ đã nhận được yêu cầu của nhiều ngư dân về đào tạo trong năm 2015. Ví dụ ngư dân vận hành tàu vỏ sắt cũng sẽ được hướng dẫn cách vận hành.

Đại biểu Đỗ Thị Hoàng, tỉnh Quảng Ninh
hỏi: Mối quan tâm lo ngại của cử tri, thời gian qua doanh phá sản hàng loạt, làm hàng trăng ngàn lao động thất nghiệp sinh viên không tìm được việc làm, lao động nước ngoài không phép tăng? Đáng chú ý là nhiều lao động không có trình độ vào Việt Nam.

Chuyển dịch lao động là xu thế tất yếu, lao động nước ngoài vào VN. Tuy nhiên đã có nhiều hệ quả bởi lao động không phép. Chương trình, kế hoạch đào tạo lao động trung hạn, dài hạn đã được Bộ tính toán như nào để mở rộng thị trường lao động trong nước? Có giới hạn lao động nước ngoài được hoạt động trong một số lĩnh vực đao tạo?


Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời:

Về câu hỏi thứ nhất, Quy định quản lý lao động nước ngoài rất rõ, những lao động không có lao động chuyên môn, nghiệp vụ thì số này chủ yếu đi theo con đường du lịch. Một số doanh nghiệp họ vẫn có nhu cầu sử dụng lao động này chủ yếu tham gia giai đoạn đầu.

Hiện nay có 78.000 lao động nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, phần đông qua đào tạo và có chuyên môn. Về trách nhiệm với tình trạng lao động chui chúng tôi qua quá trình làm việc với bên liên quan, phối hơp với ngành công an, kiểm tra các đối tượng này yêu cầu các chủ lao động phải công bố công khai về việc sử dụng lao động.

Về việc quản lý lao động nước ngoài vào Việt Nam đã có NĐ 102 của Chính Phủ quy định về việc này. Về phía người sử dụng lao động, nhiều doanh nghiệp kêu NĐ chặt chẽ không đưa được người lao động vào để phục vụ sản xuất. Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục thực hiện NĐ 102 và sẽ sửa đổi để quản lý tốt lao động nước ngoài vào Việt Nam.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình
hỏi: Việc xuất khẩu lao động nước ngoài, tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn làm ảnh hưởng đến hình ảnh VN, khó khăn xuất khẩu lao động trong thời gian tới. Nhiều tổ chức đã lừa đảo tiền của người lao động. Giải pháp của vấn đề này?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời
:

Về xuất khẩu lao động, năm nay vượt chỉ tiêu, có trên 100 nghìn lao động xuất khẩu. Tình trạng bỏ trốn vẫn là vấn đề, đặc biệt là tại Hàn Quốc. Đến thời điểm này, số lao động ở lại vẫn trên 30%. Để thực hiện được việc này chúng tôi đã thực hiện được một số biên pháp: vận động những người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc phải kí quỹ. Phải có quyết định xử phạt. Cử đại diện sang Hàn Quốc vận động từng doanh nghiệp có lao động Việt Nam tại đây.

Việc một số đã lợi dụng lừa đảo tiền của người lao động đây là điều đáng tiếc . Bộ đã phối hợp với Bộ Công An, một số trường hợp đã được xử lý. Đồng thời công khai cổng thông tin, cũng cấp doanh nghiệp được phép tuyển lao động đi xuất khẩu. Người lao động phải tìm hiểu trước xem thị trường có phù hợp không, không phù hơp lại về rất lãng phí.

Thời gian tới chúng tôi sẽ kết hợp với ngành công an, chính quyền địa phương rà soát, hạn chế những tiêu cực này.

Đại biểu Nguyễn Văn Thịnh, Hưng Yên chất vấn, trong báo cáo, nợ đọng bảo hiểm lên đến 7000 tỷ đồng. Khía cạnh khác, trên thực tế một số DN không đóng bảo hiểm, trốn đóng bảo hiểm. Xảy ra vấn đề gì người lao động rất thiệt thòi?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời: Số nợ đọng chủ yếu của doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm thì Bộ nắm được thì nắm được. Tuy nhiên số chưa tham gia đóng bảo hiểm thì chỉ phát hiện một số trường hợp. Bộ có đề nghị các địa phương phải giúp kiểm tra kĩ chủ động phát hiện hơn để báo lên cơ quan nhà nước xử lý.

>>> Chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT sáng 19/11

>>>Quốc hội chiều 18/11: Chống thất thoát trong ngành xây dựng là vấn đề được cả nước quan tâm

>>> Nội dung phiên chất vấn sáng 18/11 với Bộ trưởng Nội vụ

>>> Nội dung chất vấn Bộ trưởng Công thương nửa buổi sáng 18/11

>>> Nội dung phiên chất vấn chiều 17/11




Khánh Nhi - Hướng Dương

hangnt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên