MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trực tiếp]: Vì sao giá ô tô Việt Nam vẫn đắt nhất thế giới

17-11-2014 - 14:48 PM | Xã hội

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, giá ô tô đắt do cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế, sản phẩm đến tay người mua đội giá cao hơn giá thành sản xuất rất nhiều. CN phát triển ô tô có nhiều vấn đề liên quan đến ô tô con.

Theo dự kiến, chiều nay, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nhằm tập trung làm rõ các vấn đề về công nghiệp hỗ trợ, quản lý thị trường, phát triển công nghiệp chế tạo, sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chống hàng giả, buôn lậu…Bên cạnh đó, dự kiến Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tài chính sẽ tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan.

Trước khi bắt đầu phiên chất vấn buổi chiều, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, cử tri cả nước đã gửi nhiều kiến nghị liên quan đến đời sống kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, an ninh quốc phòng. Các cơ quan của Chính phủ, quốc hội, tòa án, Viện kiểm soát nhân dân … đã xem xét trả lời 1795/1795 kiến nghị; đạt 100%.

Các kết quả cụ thể đã đạt được như sau:

(i) Hoàn thiện thể chế pháp luật: Chính phủ, các bộ ngành đã tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung xây dựng để hoàn thiện thể chế, quyền con người, thông qua các nghị quyết và quyết định ban hành.

(ii) Hoạt động giám sát: Tăng cường nâng cao hoạt động giám sát, đẩy mạnh hoạt động giám sát chuyên đề, nâng cao vai trò của Đại biểu quốc hội trong giám sát và tạo chuyển biến trong hoạt động.

(iii) Công tác chỉ đạo điều hành tháo gỡ khó khăn: Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, các vấn đề về y tế, xây dựng, thành lập và giải thể doanh nghiệp được giải quyết kịp thời và hiệu quả.

(iv) Công tác quản lý thị trường, tuyên truyền tham gia đấu tranh chống gian lận thương mại, tập trung xử lý các vụ vi phạm được đẩy mạnh. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh, vận chuyển vẫn diễn biến phức tạp, do đó cần chủ động nắm bắt giá cả thị trường.

(v) Về giải quyết khó khăn của ngư dân, trong thời gian qua đã bố trí 16.000 tỷ đồng hỗ trợ cảnh sát biển và ngư dân. Các chính sách ưu đãi thuế, tín dụng với thủ tục cho vay linh hoạt, đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả …

(vi) Giải quyết khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, xây dựng các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, triển khai xây dựng đề án phát triển thương hiệu gạo VN, đẩy mạnh tiêu thụ gạo trong thời gian tới.

Đồng thời, triển khai hoàn thành các đề án giao thông, các tuyến đường ven biển, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đường giao thông nông thôn.

Về giải quyết khó khăn nhà ở cho người có thu nhập thấp: Các kết quả đạt được còn hạn chế, mới đáp ứng được khoảng 30% nhà ở cho người tu nhập thấp tại các vùng đô thị và 10% nhà ở cho sinh viên.

Trong thời gian qua, các bộ ngành đã kịp thời chỉ đạo, tiếp thu giải quyết các vấn đề cử tri kiến nghị, đáp ứng tốt yêu cầu của cử tri và nhân dân cả nước. Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thuốc, giá sữa, giá xăng dầu … được kiểm soát đầy đủ.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn chậm, bị tồn đọng; chính sách ban hành còn bị trùng lắp. Một số văn bản chưa đúng, chưa đầy đủ nên chưa nhận được sự đồng tình của cử tri. Nguyên nhân của tồn tại trên liên quan đến quá trình sửa đổi luật cần có thời gian để nghiên cứu, những vấn đề liên quan đến nhiều bộ ngành nhưng chưa có một bộ chịu trách nhiệm chính.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất một số kiến nghị.
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế, quyền con người, quan tâm nghiên cứu kiến nghị của cử tri; sửa đổi luật giám sát Quốc hội; nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, quan tâm đến việc nghiên cứu trả lời cử tri, giải quyết đảm bảo người dân trồng lúa có lãi 30%, khắc phục tình trạng lạm thu trong giáo dục, phòng chống tham nhũng.

Thứ ba, quan tâm giải quyết khó khăn về nhà ở cho người có thu nhập thấp, khuyến khích các thành phần kinh tế, xây dựng chương trình phát triển nhà ở phù hợp, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri; quan tâm nghiên cứu văn bản trả lời để kịp thời trả lời và cung cấp thông tin.

Thứ năm, nâng cao công tác tổ chức và hoạt động giám sát trong việc đóng góp ý kiến chất vấn và trả lời chất vẫn của cử tri.

Thứ sáu, Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá cao đóng góp của các cử tri và nhân dân cả nước. Đề nghị cử tri tiếp tục đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.

Tiếp theo đến phần chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã nhận được 15 câu hỏi chất vấn xoay quanh các lĩnh vực: công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu, thuỷ điện, nguyên liệu sinh học, ... Bộ trưởng khẳng định các câu hỏi đã trả lời tất cả các chất vấn và đã gửi đến các đại biểu.

Đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Một có ý kiến phản ánh doanh nghiệp điện nhà nước, tiêu biểu như thuỷ điện Hoà Bình nhưng mấy năm gần đây hoạt động cầm chừng. Thay vào đó chúng ta mua điện tư nhân, giá cao…ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và đời sống của người dân. Đề nghị Bộ Trưởng trả lời có đúng không. Vì sao DNNN lại hoạt động cầm chừng, có lợi ích nhóm ở đây không?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời: Tôi cho rằng ý kiến trên không có cơ sở. Đảng và Nhà nước, nhân dân đã chắt chiu xây dựng thuỷ điện rất lớn như Hoà Bình, Sơn La,…Một trong những mục tiêu xây dựng là tận dụng tiềm năng thuỷ năng vừa phát điện, hạn chế lũ, phục vụ nông nghiệp…Vì vậy không có lí do gì để không khai thác triệt để mục tiêu này.

Thuỷ điện Hoà Bình thì có nhiều cử tri biết rõ ngày từ khi xây dựng đã đặt mục tiêu công suất là 1920 MGW. Theo số liệu thống kê, hầu như năm nào công suất và sản lượng cũng vượt chỉ tiêu đề ra. Đối với nhà máy thuỷ điện Sơn La đã đưa vào sản xuất trước 3 năm, năm nào cũng vượt chỉ tiêu đạt sản lượng mỗi năm trên 10 tỉ KWh. Cho nên nói hoạt động cầm chừng là không có cơ sở.


Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng


Đại biểu Đồng Hữu Mạo– Thừa Thiên Huế đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng như sau: Ngày 31/7/2007, Bộ Công nghiệp đã có phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2010 - tầm nhìn 2020. Trong đó xác định vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng đến nay, sau nhiều năm, công nghiệp hỗ trợ của VN chưa có bước phát triển mạnh mẽ và cụ thể. Có phải VN thiếu những chính sách cụ thể để phát triển công nghiệp hỗ trợ? Và trách nhiêm của Bộ đến đâu?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Công nghiệp hỗ trợ trong thời gian qua còn rất nhiều vấn đề. Qua một số kỳ họp, các Đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ quan tâm và đề xuất giải pháp cho vấn đề này.

Thứ nhất, năm 2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12 về một số chính sách khuyến khích công nghiệp hỗ trợ. Tiếp theo, Chính phủ đã ban hành một số chính sách đối với 6 nhóm hàng hóa liên quan đến công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo ô tô, điện tử, dệt may, da giày, năng lượng …

Gần đây nhất, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ công thương đã ban hành quy hoạch phát triển CN hỗ trợ. Theo Bộ trưởng, trong thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm đến chính sách nhưng cấp độ pháp lý chưa đạt yêu cầu, nhiều Đại biểu cho rằng cần có luật phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cơ chế chính sách có nhưng chưa đầy đủ, chưa tạo thuận lợi cho CN hỗ trợ phát triển.

Thứ hai, khi nói đến CN hỗ trợ là nói đến linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu … Tuy nhiên, để phát triển đòi hỏi quy mô lớn, sản xuất nhiều, giá thành có thể cạnh tranh được, việc tổ chức thuận lợi hơn. Nhưng dung lượng thị trường của VN chưa đủ.

Đối với ngành ô tô, các cơ sở sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhiều và khó có doanh nghiệp nào đáp ứng đủ yêu cầu cung cấp nguyên liệu, phụ tùng cho ngành ô tô. Sản xuất ô tô mỗi năm phải đạt 100.000 xe thì doanh nghiệp hỗ trợ mới phát huy được.

Trong khi đó, ngành dệt may và da giày có dung lượng sản xuất hàng hóa lớn. Theo thống kê, ngành dệt may có thể tự lo nguyên phụ liệu trong nước 50%; ngành da giày 60%. CN hỗ trợ muốn phát triển phải phụ thuộc vào quy mô của ngành.

Thứ ba, chuỗi giá trị toàn cầu được quyết định bởi những DN lớn, những DN đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh sử dụng các doanh nghiệp vệ tinh. Chúng ta đi sau nên việc len chân vào chuỗi giá trị toàn cầu còn khó khăn. CN hỗ trợ đòi hỏi nguyên vật liệu như thép, chất dẻo … Trong khi những mặt hàng này VN phải nhập khẩu nên khả năng cạnh tranh còn yếu kém.
Thứ tư, về vấn đề con người, ngành công nghiệp hỗ trợ là ngành thâm dụng lao động; trong khi đó, nguồn lao động của VN còn thiếu mặc dù đã có nhiều cố gắng.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá – Trà Vinh
đặt 2 câu hỏi cho Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Thứ nhất, về công nghiệp hỗ trợ, trong thời gian qua, Việt Nam kêu gọi đầu tư FDI trong nhiều lĩnh vực lắp ráp như ô tô, điện thoại …. Như vậy, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm là bao nhiêu phần trăm? Với tỷ lệ nội địa hóa thấp, phải chăng VN chỉ là bãi đáp để các doanh nghiệp FDI thuê một phần lao động phổ thông giá rẻ và hưởng những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Ý kiến và giải pháp của Bộ trưởng về vấn đề này?

Thứ hai, có những mặt hành trong nước sản xuất được, tiêu thụ không hết thì chuyển qua biên giới. Trong nước sản xuất nhiều thực phẩm bẩn, hàng nhái, hàng giả, vi phạm bản quyền… Bộ Công thương đã ban hành thông tư nhưng liệu từ nay đến năm 2015 có giải quyết được các vấn đề này một cách hiệu quả và triệt để hay không?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời:


Thứ nhất, theo quy hoạch ngành ô tô năm 2010 - tầm nhìn 2020, thì mức độ nội địa hóa khác nhau đối với từng loại ô tô. Ô tô chở khách 80 chỗ đã nội địa hóa 40%; điển hình là Trường Hải. Đối với xe tải chuyên dụng đã nội địa hóa trên 70%; riêng với ô tô con tỷ lệ này còn khá thấp, trong khoảng 10%.

Về xe máy, VN đã nội địa hóa trên 90%, kể cả động cơ. Hiện nay, một năm VN xuất khẩu khoảng 150.000 xe máy ra nước ngoài; đủ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với kim ngạch trên 280 triệu USD. Công nghiệp xe máy đã phát triển và đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại trên thị trường VN.

Về điện tử gia dụng như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh …, mức độ nội địa hóa trung bình từ 30-35%. Về điện tử tin học như điện thoại di động, điện tử tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 15%; ngành dệt may 50%; ngành da giày 60%.

Thứ hai, Đại biểu Nguyễn Thị Khá cho rằng, một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhưng hàng nhập lậu qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến hàng hóa trong nước. Bộ trưởng nhận định, đây là một vấn đề nhức nhối và là một tồn tại trong nhiều năm nay.
Bộ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận, Lực lượng quản lý thị trường – Bộ công thương đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng hiệu quả chưa cao.

Bộ trưởng lý giải nguyên nhân là do dung lượng thị trường ngày càng phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao, độ mở của nền kinh tế lớn. Việc giao thương hàng hóa tăng lên, một số thành phần sẽ lợi dụng kẽ hở để đưa hàng hóa kém chất lượng vào tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh đó, do công tác đấu tranh còn thiếu, yếu về công cụ, trang thiết bị nên hiệu quả chưa cao. Trong đội ngũ quản lý thị trường vẫn còn tình trạng tiêu cực, làm việc chưa hết trách nhiệm, bao che cho các hành vi sai phạm. Và sự phối hợp giữa các cơ quan và bộ ngành còn nhiều hạn chế.

Bộ trưởng cam kết Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan sẽ cố gắng nỗ lực hết sức để đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.

Đại biểu Lê Đình Khanh, tỉnh Hải Dương
hỏi: 1.Bộ Công Thương đã có chính sách gì để phát triển công nghiệp hỗ trợ? Phải chăng có sự thiếu đồng bộ về chính sách? Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thông, khâu cơ giới hoá vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu máy móc của nước ngoài?

2. Theo báo cáo của Chính Phủ vừa qua giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, giá thuốc…đã giảm 20-30%. Theo Bộ Trưởng việc điều hành giá cả một số mặt hàng nhạy cảm trong thời gian và năm tới sẽ như thế nào?


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời:

Về câu hỏi thứ nhất, Bộ Công Thương đã ban hành 3 văn bản khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và đã ban hành chính sách ưu đãi một số nhóm hàng, mặt hàng và một số lĩnh vực. Việc mà chúng ta phụ thuộc nhiều vào nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tôi thẳng thắn thừa nhân rằng chính sách đã có nhưng chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Hiện nay Bộ Công Thương đang trình Chính Phủ các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Nếu như được Quốc hội thông qua sẽ tiến tới đưa vào ban hành một luật riêng về công nghiệp hỗ trợ. Từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ!

Về câu hỏi thứ 2, giá sữa do Bộ Tài Chính chủ trì, giá thuốc do Bộ Y Tế điều hành... chúng tôi với đại diện là lực lượng quản lí thị trường chỉ có vai trò kiểm tra các cửa hàng, đơn vị kinh doanh có thực hiện bán đúng giá theo quy định hay không. Trách nhiệm chúng tôi chỉ trong phạm vi như vậy. Tuy nhiên, trong thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính kiểm soát giá sữa, đưa về giá thật của nó.

Về giá xăng dầu, điện: Chính Phủ chỉ đạo quyết liệt phải điều hành theo giá thị trường. Về xăng dầu, đã thay thế Nghị Định 84 bằng Nghị định 83, với Nghị định mới này giá xăng dầu đã bám theo tín hiệu thị trường. Từ đầu năm đã 9 lần giảm giá xăng, 5 lần tăng giá, tổng số giảm đã lên tới hơn 5000 đồng.

Về giá điện: Thủ Tướng Chính Phủ đã quy định 2015 giá điện phụ thuộc thị trường vào nguyên liệu sản xuất đầu vào, kinh doanh điện có lưu ý với các vấn đề xã hội ví dụ như hộ nghèo hỗ tợ 30 nghìn đồng tiền điện mỗi tháng.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng – Bình Dương đặt câu hỏi: Công nghiệp phụ trợ của VN còn yếu kém, công nghiệp mới chủ yếu là lắp ráp và gia công. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Nguyên nhân quan trọng nhất có phải là sự thiếu tập trung trong lãnh đạo của các Bộ, ngành liên quan?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời: Nói về công nghiệp hỗ trợ của VN, không phải tất cả các lĩnh vực chúng ta đều yếu kém. Đối với ngành cơ khí, chúng ta đã sản xuất được đồng bộ thiết bị, xi măng, lò quay. Chúng ta đã sản xuất được máy biến thế 500 KV mà chưa nước nào ở Đông Nam Á làm được; ngành dầu khí đã tự thiết kế và chế tạo thành công giàn khoan 90 mét nước với tỷ lệ nội địa hóa là 30%...

Chúng ta đã có thể thiết kế được một loạt thiết bị đồng bộ trong chế biến nông sản, cà phê. Ngành công nghiệp của VN trong những năm gần đây đã triển khai xây dựng một số công trình hiện đại như nhà máy lọc dầu Dung Quất …

Riêng về công nghiệp, trong đó có công nghiệp cơ khí chế tạo, trước đây theo cơ chế tập trung, VN có một loạt công trình cơ khí nhà nước. Kể từ khi thay cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường thì theo luật ngân sách, ngành công nghiệp nói chung sẽ không được sử dụng ngân sách mà phải đi vay. Và chỉ có một số ít công trình đi vay ODA, còn lại là tự vay tự trả. Trong đó, một số công trình đòi hỏi vốn lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian kéo dài … nên sẽ khó thu hút nhà đầu tư.

Thông điệp của VN trong thời gian tới là phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào một số ngành công nghiệp trọng điểm với sự tham gia của vốn ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, một số công trình quan trọng sẽ nhận được ưu đãi, ít nhất là ưu đãi về lãi suất cho các nhà đầu tư trong nước.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hỏi: Trong tổng số 24 nhà máy xi măng, có 23 nhà máy do nước ngoài tổng thầu trong đó có Trung Quốc tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng 0%. Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất, thiết bị của các nhà máy này, kĩ thuật hoàn toàn có thể làm được. Theo thống kê, 15 nhà thầu Trung Quốc nội địa hoá 0%. trong khi đó các dự án của VN là 20%. Trách nhiệm của bộ trong việc này? Việc nhập khẩu máy móc: máy móc cũ nhập khẩu của nước ngoài đặc biệt là của Trung Quốc?

Câu 2: Bộ Công Thương đã có chính sách gì trong việc hỗ trợ những người nông dân tự sáng tạo ra các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp thời gian qua?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời:

Câu 1: Tôi xin được đính chính thế này, có 24 nhà máy xi măng trong đó 23 nhà máy nội địa hoá bằng 0%. Tuy nhiên lĩnh vực này chúng tôi không phụ trách. Với nhiệt điện, tỷ lệ nội địa hoá trong các dự án cũng nhỏ, không đáng kể.

Tất cả nhà máy nhiệt điện công suất lớn khi xây dựng đều sử dụng nhà thầu EPC nghĩa là bao gồm tất cả các khâu thiết thế, cung cấp thiết bị, thi công. Sau khi làm xong giao cho chúng ta vận hành. Chính vì vậy, tổng thầu đảm nhận tất cả. Kể cả kết cấu kim loại, sự tham gia của doanh nghiệp Việt rất ít mặc dù hoàn toàn có thể làm được.

Chính Phủ và Bộ Công Thương cũng đã nhận thức rõ điều này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt tham gia vào các công trình, giải quyết việc làm, nâng cao sự cạnh tranh. Chúng tôi đã đề nghị chủ đầu tư khi tổ chức đấu thầu đã tách bạch các khâu doanh nghiệp Việt làm được thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia. Như vậy chủ trương rõ ràng vậy, trong nhiều trường hợp, các chủ đầu tư vẫn không tách bạch được các vấn đề này.

Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương thường xuyên ban hành danh mục máy móc mà Việt Nam có đăng kí sản xuất được khuyến cáo các chủ đầu tư sử dụng. Chúng tôi đã đề nghị chủ tịch UBND các điạ phương, chủ đầu tư các công trình lưu ý điều này. Trên thực tế hiệu quả chưa cao.

Với dự án điện: Chính Phủ đã yêu cầu tập trụnng chế tạo máy phát 600 MGW áp dụng ở nhà máy điện Quỳnh Lưu… Đây được coi là việc mở ra con đường nội địa hoá càng cao trong tương lai.

Câu 2: Thực tế người nông dân đang rất sáng tạo, không chỉ sáng chế ra các thiết bị phục vụ nông nghiệp mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Đây là các sản phẩm cải tiến trên các sản phẩm đã có. Mức độ sản xuất đơn chiếc, chứ chưa sản xuất hàng loạt. Bộ Công Thương hết sức ngoan nghênh việc sáng tạo này và đã đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ khen thưởng, động viện người nông dân có những sáng chế tốt bởi họ không trường lớp nào bằng trí tuệ của mình đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo.



Chiều 17/11, các đại biểu Quốc hội nghe chất vấn bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng

Đại biểu Phạm Văn Cường – Lào Cai đặt câu hỏi: Thứ nhất, theo Nghị quyết 62 về rà soát các công trình thủy điện, đến nay còn một số hạn chế như tỷ lệ thực hiện trồng bù diện tích rừng bị thu hồi còn thấp. Đề nghị bộ Công thương cho biết giải pháp trồng bù rừng làm thủy điện? Thứ hai, Nghị định về nguồn thu, nghĩa vụ chi trả trồng rừng được thực hiện như thế nào? Và giải pháp ra sao?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời: Thứ nhất, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 62, với sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, bộ ngành, về cơ bản chúng ta đã hoàn thành rà soát quy hoạch thủy điện. Qua rà soát của Bộ công thương, đã loại bỏ thêm 15 dự án ra khỏi quy hoạch.
Thứ hai, Nghị quyết đã góp phần nâng cao nhận thức của các chủ đầu tư trong xây dựng, vận hành các công trình thủy điện. Hiện nay chỉ còn 8% công trình chưa được kiểm định. Thứ ba, rà soát để ban hành quy chế liên hồ chứa thủy điện.

Về vấn đề trồng bù rừng, theo phát biểu của Bộ trưởng Cao Đức Phát, chúng ta tiếp tục thực hiện các biện pháp như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề cập.

Vấn đề chi trả dịch vụ môi trường rừng, Bộ công thương đã kiểm tra tích cực các nghĩa vụ; đồng thời, đã áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ, chưa cho phát điện cho đến khi nộp phí chia trả dịch vụ môi trường rừng.

Về giải pháp cụ thể để thực hiện tiếp Nghị quyết 62, Bộ công thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong thời gian tới.

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh, Đắc Nông hỏi.

Câu hỏi 1: Đắc Nông là tỉnh Tây Nguyên, thu nhập chủ yếu từ sản xuất các cây nông nghiệp lâu năm, thu nhập từ các nông sản này chưa cao, chủ yếu phát triển tự phát. Hiệu quả thấp do khó kết nối chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu hoạch, tiêu thụ, chế biến? Bộ Công Thương đã có những giải pháp, triển khai như nào?Việc phối hợp với Bộ Nông Nghiệp ra sao?

Câu hỏi 2: Chương trình mạng lưới điện nông thôn ban hành năm 2013, chất lượng từ lâu nay đã xuống cấp, vật liệu thô sơ. Kế hoạch khắc phụ tình trạng trên?


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời:

Về câu hỏi thứ nhất, liên quan việc sử dụng công nghệ nâng cao giá trị thì thời gian vừa qua thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp của người nông dân còn thấp. Từ khâu chế biến đến tiêu thụ người thua thiệt chủ yếu người nông dân phải chịu.

Trước đó Chính Phủ đã ban hành Nghị định 68 trong đó có một số cơ chế ưu đã cho các doanh nghiệp tham gia vào công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, chính sách thì đã có nhưng hiệu quả chưa nhiều, do công tác xúc tiến đầu tư, vận động doanh nghiệp cũng chưa hiệu quả. Trên thực tế, sự tham gia của các doanh nghiệp vào công nghiệp chế biến còn hạn chế.

Khắc phục sự yếu kém này, các bộ ngành cần làm quyết liệt hơn, tăng thêm sức hấp dẫn khi tham gia vào đầu tư công nghiệp chế biến. Về các văn bản pháp luật ban hành phải kể đến dự thảo các luật thuế tạo thêm hấp dân doanh nghiệp trong nước. Làm sao gắn kết doanh nghiệp chế biến với người sản xuất.

Bộ Nông Nghiệp và Bộ Công Thương đã kí kết, phối hợp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến gắn bó với người nông dân, có hướng phát triển đầu tư phù hợp.

Trong công tác của mình, Bộ Công Thương đã vận động các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam ví dụ như mủ cao su. Gần đây, có một số dự án làm lốp của Hàn Quốc đã vận động nghiên cứu sử dụng mủ cao su của Việt Nam. Họ đang nghiên cứu chất lượng cao su của rồi sẽ quyết định nhưng vấn đề của tôi muốn nói là cần phải chủ động hơn trong mọi thứ.

Về câu hỏi thứ hai: Theo kế hoạch năm 2020 là 100% xã có điện tuy nhiên mức kịnh phí không nhỏ. Trong đề án có nhiều cách huy động vốn tuy nhiều địa phương kinh tế còn khó khăn nên phải chờ Nhà nước hỗ trợ.

Tỉnh Đắc Nông từ trước đến nay vốn được nhiều quan tâm của Chính Phủ đặc biệt là đưa điện về thôn bản. Nhiều bản chưa có điện, hoặc đã có nhưng xuống cấp. Bộ Công Thương đã phê duyệt đề án điện lực của tỉnh Đắc Nông. Tuy nhiên chúng tôi không thể biết hết được từng vùng nên đề nghị các đại biểu có biết địa phương nào chất lượng điện kém thì ãy phản ánh với sở công thương các tỉnh, cơ quan điện lực để Bộ Công Thương chỉ đạo khắc phục ở địa bàn đó.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh – TP Hải Phòng đặt ra 2 câu hỏi như sau:

Một là, trong thời gian qua, mặc dù VN đã có chính sách phát triển công nghiệp ô tô, song ngành ô tô còn phát triển èo ọt, tỷ lệ nội địa hóa đơn giản. Giá ô tô tại VN đắt nhất thế giới. Vậy kế hoạch phát triển ngành CN ô tô từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn 2035 như thế nào?
Hai là, thời gian qua việc xây dựng chợ thành trung tâm thương mại (TTTM) đã ảnh hưởng đến các tiểu thương, xuất hiện nhiều chợ cóc, chợ tự phát khác… Vậy Bộ Công thương đã có những chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này ra sao?


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời:

Thứ nhất, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô như sau: Ô tô chở khách 80 chỗ đã nội địa hóa 40; đối với xe tải chuyên dụng đã nội địa hóa trên 70%; riêng với ô tô con tỷ lệ này còn khá thấp, trong khoảng 10%.

Nhìn chung, cái quan trọng là ô tô con thì chúng ta chưa đạt được mục tiêu, giá ô tô còn đắt. Giá đắt do cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế, sản phẩm đến tay người mua đội giá cao hơn giá thành sản xuất rất nhiều. Như vậy, trong thời gian qua, CN phát triển ô tô có nhiều vấn đề liên quan đến ô tô con.

Theo chiến lược phát triển năm 2025 và tầm nhìn 2035, đối tượng quan trọng là lựa chọn dòng xe chiến lược, dòng xe thông dụng với giá cả vừa phải để nhiều người có thể mua được, áp dụng công nghệ không quá phức tạp. Do đó, Bộ đề xuất sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa với xe chở khách và xe chuyên dụng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô như đã báo cáo ở trên.

Thứ hai, về các TTTM, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định, trong thời gian qua, các TTTM tại VN hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn. Chính phủ đã có Nghị định 02 về phát triển chợ, sau một thời gian thì các chợ truyền thống mặc dù đã đảm bảo cuộc sống cho người dân nhưng không đảm bảo an ninh thương mại, gây bất lợi về giao thông đi lại.

Trong quy hoạch tổng thể, các địa phương đều quan tâm chợ đầu mối, các TTTM. Tuy nhiên, nguyên nhân của vấn đề là do các TTTM có vị trí chưa phù hợp, chưa tính đến tập quán mua bán của người dân như tiết kiệm thời gian, tính tiện dụng …

Về điều chỉnh phát triển quy hoạch chợ đầu mối và TTTM, Bộ Công thương đã ban hành chính sách, tiếp thu ý kiến đóng góp của Đại biểu để vừa xây dựng TTTM vừa không làm ảnh hưởng đến khả năng mua sắm của người dân.

Bên cạnh đó, đối với ngành bán lẻ, Bộ đề xuất mở cửa thị trường phân phối nhưng mở cửa có lộ trình để tạo điều kiện cho DN trong nước liên kết với DN nước ngoài. Lộ trình thực hiện sẽ phải có thời gian đủ dài; cho phép nhà phân phối nước ngoài vào VN nhưng bắt buộc dưới hình thức liên doanh.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hoà - TP.HCM đặt câu hỏi: Hiện các tập đoàn nước ngoài đang đẩy mạnh thâm nhập, mở nhiều siêu thị, cửa hàng chuyển nhượng tại Việt Nam. Như vậy, hệ thống phân phối của VN sẽ thế nào? Ảnh hưởng đối với sản phẩm trong nước ra sao? Liệu chúng ta có bị thua trên sân nhà hay không?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời:
Trước khi VN trở thành thành viên của WTO, chúng ta đã nhận thức rằng lĩnh vực bán lẻ là hết sức phức tạp và quan trọng. Do vậy, chủ trương của Chính phủ là mở cửa thị trường phân phối bán lẻ nhưng mở cửa có lộ trình để tạo điều kiện cho các DN trong nước có thể đứng vững và cạnh tranh được với DN nước ngoài.

Chính vì thế, khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2007, chúng ta cho phép nhà phân phối nước ngoài vào VN, nhưng bắt buộc dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ 49%. Từ 1/1/2008, việc nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với VN không quy định tỷ lệ góp vốn. Và từ 1/1/2009, nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Bên cạnh đó, chúng ta có 9 mặt hàng quy định không được bán trong hệ thống phân phối của nhà đầu tư nước ngoài: gạo, đường, xăng dầu, văn hoá phẩm … Thêm vào nữa, chúng ta cũng quy định, sau khi mở cửa cơ sở bán lẻ thứ nhất, từ cơ sở thứ 2 trở đi phải có báo cáo đánh giá về mặt kinh tế.

Trong các Hiệp định đang đàm phán tới đây, chúng ta vẫn giữ nguyên tắc mở cửa thị trường có lộ trình. Hiện nay, VN có khoảng trên 900 cơ sở bán lẻ thì nhà đầu tư nước ngoài mới có 70 cơ sở, còn lại trên 800 cơ sở thuộc sở hữu của các DN Việt Nam. Tỷ lệ siêu thị bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài tại VN không nhiều.

Theo số liệu của Bộ trưởng Bộ Công thương, năm 2013, tổng dung lượng bán lẻ của thị trường VN là xấp xỉ 2.700 nghìn tỷ đồng, năm nay ước đạt 3 triệu tỷ đồng. Nhưng tỷ trọng dung lượng bán lẻ của DN nước ngoài chỉ chiếm có 3,4%; không bằng tỷ trọng cách đây 5 năm. Con số này cho thấy, chúng ta vẫn mở cửa thị trường bán lẻ nhưng có lộ trình có kiểm soát.

Việc lo lắng về sự thậm nhập của DN bán lẻ nước ngoài tại thị trường VN là có. Nhưng với kinh nghiệm trong 8 năm thực hiện WTO, chúng ta vẫn có thể làm chủ được thị trường.

>>>Nội dung phiên họp Quốc hội sáng 17/11


Hướng Dương - Nguyệt Quế

hangnt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên