Việt Nam có 4 nơi đủ khả năng xét nghiệm xác định virus Ebola
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, hiện nay, Việt Nam đã có 4 địa điểm đủ khả năng xét nghiệm xác định virus Ebola.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo trực tuyến phòng chống dịch bệnh Ebola do Bộ Y tế tổ chức sáng 20/10 giữa hai điểm cầu Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Phu cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình xét nghiệm sàng lọc virus Ebola dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC).
Hiện nay, Bộ Y tế đã tiến hành thẩm định phòng xét nghiệm của các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tới nay, có 4 phòng xét nghiệm của viện, bệnh viện nói trên đã có thể tiến hành xét nghiệm xác định Ebola.
Để công tác xét nghiệm được an toàn, Cục Y tế Dự phòng yêu cầu các Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh chủ động hợp tác với các phòng xét nghiệm đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận để nâng cao năng lực, trợ giúp kỹ thuật cũng như hỗ trợ cung cấp các sinh phẩm chẩn đoán tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, các đơn vị trên có trách nhiệm hỗ trợ cho phòng xét nghiệm của các địa phương trong việc lấy mẫu, vận chuyển mẫu theo đúng quy định của Bộ Y tế đối với bệnh do virus Ebola.
Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tình hình dịch bệnh do virus Ebola hiện nay tiếp tục diễn biến rất phức tạp; số trường hợp mắc bệnh và tử vong tiếp tục gia tăng.
Tính đến ngày 17/10, trên toàn thế giới đã ghi nhận 9.284 trường hợp mắc bệnh Ebola, trong đó 4.604 tử vong tại các quốc gia.
Trong ba tuần qua số mắc mới và tử vong tăng gần gấp đôi đặc biệt lại tại ba quốc gia Guinea, Liberia, Serra Leone.
Hiện đã ghi nhận sự lan truyền dịch bệnh sang các quốc gia ngoài khu vực châu Phi, cụ thể: tại Mỹ ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh, Tây Ban Nha ghi nhận 1 trường hợp. Cả ba trường hợp trên đều là nhân viên y tế và bị lây nhiễm tại cơ sở y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Ebola tại bệnh viện. Cho đến nay, số nhân viên y tế mắc bệnh Ebola lên tới 431 người và 244 người đã tử vong.
Bộ Y tế nhận định dịch bệnh do virus Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong cao (tỷ lệ tử vong hiện tại là 50%), WHO đã công bố dịch bệnh Ebola tại Tây Phi là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, dịch bệnh đã lan truyền ra ngoài khu vực châu Phi.
Cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do virus Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua hành khách nhập cảnh trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh vào Việt Nam là có thể.
Phát biểu tại buổi họp đại diện Bộ ngoại giao cho biết, đại sứ quán Việt Nam ở các nước Tây Phi, cơ quan đại diện luôn luôn theo dõi nắm tình hình dịch bệnh gửi báo cáo kịp thời về ban chỉ đạo. Hiện nay số lượng người Việt ở các nước có dịch bệnh Ebola không nhiều, chưa có ai bị lây nhiễm.
Về công tác giám sát tình hình sức khỏe hành khách nhập cảnh từ các nước vùng dịch châu Phi, theo thông tin từ Bộ Y tế, từ ngày 11/8 đến ngày 17/10, đã có 277 hành khách từ các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola được giám sát, kiểm tra và lập danh sách theo dõi sức khỏe (Nội Bài: 26 người; Tân Sơn Nhất: 242 người; Cảng biển Vũng Tàu: 9 người).
Cục Y tế Dự phòng đã lập và gửi danh sách 277 hành khách này cho các đơn vị y tế dự phòng địa phương có người đến lưu trú để quản lý và theo dõi sức khỏe. Trong đó có 248 người đã qua 21 ngày và 29 người chưa qua 21 ngày cần tiếp tục giám sát tại cộng đồng.
Có 47 người Việt Nam nhập cảnh về từ 4 nước vùng dịch: Liberia (33), Senegal (6), Nigeria (7), Guinea (1). Hiện còn 5 công dân Việt Nam chưa qua 21 ngày đang được theo dõi, giám sát sức khỏe tại Hải Phòng (3), Hà Nội (1), Thái Bình (1).
Cục Y tế Dự phòng đã gửi email tới tất cả các hành khách đến từ vùng dịch nhập cảnh Việt Nam trong vòng 21 ngày để khuyến cáo các biện pháp dự phòng bệnh Ebola cũng như các thông tin liên lạc với cơ quan y tế khi cần thiết.
Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức diễn tập tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh về thu dung, cách ly, điều trị, chăm sóc bệnh nhân ngay trong tháng 10/2014.
Phát biểu tại buổi họp ban chỉ đạo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các đơn vị liên quan nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng các tình huống có thể xảy ra, rà soát lại tất cả các hoạt động chuyên môn, vấn đề trang thiết bị, quy trình xử lý, phòng hộ, tránh tâm lý chủ quan, có thể nghi ngờ mà lại không phát hiện sớm…
Cục Quản lý Khám chữa bệnh song song chỉ đạo tập huấn ba trung tâm điều trị tiến hành diễn tập, xử lý tình huống khi có 1 bệnh nhân, 2 bệnh nhân, nhiều bệnh nhân thì như thế nào và quy trình mắc, xử lý dịch tiết máu...
Hiện nay, Bộ Y tế đã tiến hành thẩm định phòng xét nghiệm của các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tới nay, có 4 phòng xét nghiệm của viện, bệnh viện nói trên đã có thể tiến hành xét nghiệm xác định Ebola.
Để công tác xét nghiệm được an toàn, Cục Y tế Dự phòng yêu cầu các Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh chủ động hợp tác với các phòng xét nghiệm đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận để nâng cao năng lực, trợ giúp kỹ thuật cũng như hỗ trợ cung cấp các sinh phẩm chẩn đoán tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, các đơn vị trên có trách nhiệm hỗ trợ cho phòng xét nghiệm của các địa phương trong việc lấy mẫu, vận chuyển mẫu theo đúng quy định của Bộ Y tế đối với bệnh do virus Ebola.
Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tình hình dịch bệnh do virus Ebola hiện nay tiếp tục diễn biến rất phức tạp; số trường hợp mắc bệnh và tử vong tiếp tục gia tăng.
Tính đến ngày 17/10, trên toàn thế giới đã ghi nhận 9.284 trường hợp mắc bệnh Ebola, trong đó 4.604 tử vong tại các quốc gia.
Trong ba tuần qua số mắc mới và tử vong tăng gần gấp đôi đặc biệt lại tại ba quốc gia Guinea, Liberia, Serra Leone.
Hiện đã ghi nhận sự lan truyền dịch bệnh sang các quốc gia ngoài khu vực châu Phi, cụ thể: tại Mỹ ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh, Tây Ban Nha ghi nhận 1 trường hợp. Cả ba trường hợp trên đều là nhân viên y tế và bị lây nhiễm tại cơ sở y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Ebola tại bệnh viện. Cho đến nay, số nhân viên y tế mắc bệnh Ebola lên tới 431 người và 244 người đã tử vong.
Bộ Y tế nhận định dịch bệnh do virus Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong cao (tỷ lệ tử vong hiện tại là 50%), WHO đã công bố dịch bệnh Ebola tại Tây Phi là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, dịch bệnh đã lan truyền ra ngoài khu vực châu Phi.
Cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do virus Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua hành khách nhập cảnh trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh vào Việt Nam là có thể.
Phát biểu tại buổi họp đại diện Bộ ngoại giao cho biết, đại sứ quán Việt Nam ở các nước Tây Phi, cơ quan đại diện luôn luôn theo dõi nắm tình hình dịch bệnh gửi báo cáo kịp thời về ban chỉ đạo. Hiện nay số lượng người Việt ở các nước có dịch bệnh Ebola không nhiều, chưa có ai bị lây nhiễm.
Về công tác giám sát tình hình sức khỏe hành khách nhập cảnh từ các nước vùng dịch châu Phi, theo thông tin từ Bộ Y tế, từ ngày 11/8 đến ngày 17/10, đã có 277 hành khách từ các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola được giám sát, kiểm tra và lập danh sách theo dõi sức khỏe (Nội Bài: 26 người; Tân Sơn Nhất: 242 người; Cảng biển Vũng Tàu: 9 người).
Cục Y tế Dự phòng đã lập và gửi danh sách 277 hành khách này cho các đơn vị y tế dự phòng địa phương có người đến lưu trú để quản lý và theo dõi sức khỏe. Trong đó có 248 người đã qua 21 ngày và 29 người chưa qua 21 ngày cần tiếp tục giám sát tại cộng đồng.
Có 47 người Việt Nam nhập cảnh về từ 4 nước vùng dịch: Liberia (33), Senegal (6), Nigeria (7), Guinea (1). Hiện còn 5 công dân Việt Nam chưa qua 21 ngày đang được theo dõi, giám sát sức khỏe tại Hải Phòng (3), Hà Nội (1), Thái Bình (1).
Cục Y tế Dự phòng đã gửi email tới tất cả các hành khách đến từ vùng dịch nhập cảnh Việt Nam trong vòng 21 ngày để khuyến cáo các biện pháp dự phòng bệnh Ebola cũng như các thông tin liên lạc với cơ quan y tế khi cần thiết.
Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức diễn tập tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh về thu dung, cách ly, điều trị, chăm sóc bệnh nhân ngay trong tháng 10/2014.
Phát biểu tại buổi họp ban chỉ đạo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các đơn vị liên quan nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng các tình huống có thể xảy ra, rà soát lại tất cả các hoạt động chuyên môn, vấn đề trang thiết bị, quy trình xử lý, phòng hộ, tránh tâm lý chủ quan, có thể nghi ngờ mà lại không phát hiện sớm…
Cục Quản lý Khám chữa bệnh song song chỉ đạo tập huấn ba trung tâm điều trị tiến hành diễn tập, xử lý tình huống khi có 1 bệnh nhân, 2 bệnh nhân, nhiều bệnh nhân thì như thế nào và quy trình mắc, xử lý dịch tiết máu...
Theo Thùy Giang