MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam đã "hết đất" làm thủy điện?

25-08-2014 - 07:36 AM | Xã hội

Chỉ vài chục năm các dự án thủy điện đã vội vàng, gấp rút lấp đầy. Các dự án thủy điện lớn, có hiệu quả chúng ta đã đầu tư hết rồi...

TS Đào Trọng Tứ, giám đốc trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã chua xót nói như vậy về sự phát triển thủy điện một cách ồ ạt thời gian qua tại Việt Nam.

Thủy điện lớn đã làm hết rồi...

Theo quy hoạch điện 7, đến năm 2017 sẽ dừng tất cả các dự án thủy điện. Như vậy sẽ chỉ có các dự án thủy điện lớn như Lai Châu, Điện Biên, Bản Chát…tiếp tục đầu tư từ nay đến năm 2017 và như thế có nghĩa kết thúc đầu tư thủy điện tại Việt Nam.

Theo Bộ Công thương, hiện trên cả nước có 284 công trình thủy điện đang vận hành phát điện; 204 dự án (6.146,56 MW) đang thi công xây dựng, dự kiến từ nay đến năm 2017 sẽ vận hành phát điện.

Bên cạnh đó còn có 250 dự án (3.049,2 MW) đang nghiên cứu đầu tư và 78 dự án chưa nghiên cứu đầu tư, chưa có nhà đầu tư đăng ký (chủ yếu có quy mô nhỏ, đang được tiếp tục rà soát về hiệu quả kinh tế và các điều kiện khác có liên quan). Như vậy theo quy hoạch đến nay tổng số đã có 338dự án thủy điện vừa và nhỏ bị loại.

"Các dự án thủy điện lớn, có hiệu quả chúng ta đã đầu tư hết rồi, giờ có làm thì cũng chỉ là thủy điện nhỏ không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nên cũng không nhiều người mặn mà", TS Tứ chua xót.

Có lẽ cũng chính vì miếng mồi thủy điện không còn quá hấp dẫn nên phong trào “người người làm thủy điện” đã dần đi đến hồi kết. Theo quy hoạch điện 7 từ năm 2018 đến 2030 chỉ phát triển nhiệt điện, thủy điện tích năng và điện gió, năng lượng tái tạo.

"Đã quá muộn để phát triển thủy điện bền vững ở Việt Nam!", TS Tứ bức xúc.

Từng là tốt nghiệp kỹ sư thủy điện rồi đi làm quy hoạch thủy điện gắn bó với sông nước hết cuộc đời công tác, TS Tứ cho biết bản thân ông không phải là người chống lại thủy điện.

Chỉ nghĩ đến lợi ích cho mình

Song thực tế cách phát triển quá vội vàng, gấp rút lấp đầy các dự án thủy điện trên các con sông, bạt đi nhiều cánh rừng thời gian qua là không thể chấp nhận.

Sự vội vàng đó đã chứng minh bằng bước đi nước rút. Khắp các cánh rừng, những dòng sông dốc, những nơi có thể làm được thủy điện nay đã được lấp kín bằng các dự án.

Chỉ tính riêng trên sông Đồng Nai có 25 công trình thủy điện đã và đang triển khai. Chỉ 2 tỉnh miền Trung là Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế cùng hai tỉnh ở Tây Nguyên là Kon Tum và Đắc Nông hiện có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã và đang triển khai.

"Người ta làm thuỷ điện nhanh quá. Người ta coi những cánh rừng đầu nguồn, những dòng sông như một chỗ để trục lợi. Chỉ từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện. Chỉ hơn 20 năm, chúng ta khai thác trên 80% tiềm năng kỹ thuật, gần 1.000 công trình lớn nhỏ được xây dựng trên các con sông. Rừng đã coi như hết còn những con sông vỡ vụn, môi trường, sinh thái sông bị tác động mạnh", TS Tứ đau xót.

Thế nhưng GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng còn cho rằng con số phá đó vẫn chưa đủ. Theo GS Lung, con số thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện này chỉ là trên bản thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được.

"Mỗi nhà máy thủy điện chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống kê. Đó là diện tích đất rừng mới nơi mà dân cư sẽ di dời tới để sinh sống, rồi đường đi vào khu thủy điện... sẽ khiến cho con số thực lớn hơn rất nhiều", GS Lung cho biết.

“Cách phát triển thủy điện ào ạt, dày đặc trên các con sông, phang bạt các cánh rừng như hiện nay là “tận diệt” tài nguyên. Chỉ nghĩ đến lợi ích cho mình (một bộ phận) là không công bằng, không để gì cho con cháu”, TS Tứ nói.

Theo Bích Ngọc

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên