Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Hội đồng UNESCO
Thành công ngoại giao này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, thành công, vinh dự bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm nặng nề.
Kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa khép lại. Đây cũng là thời điểm Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ là thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO (2010-2013).
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Pháp, Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã tổng kết những thành công của Việt Nam trong ngoại giao đa phương trong nhiệm kỳ tại Hội đồng chấp hành UNESCO vừa qua.
Theo Đại sứ Dương Văn Quảng, 4 năm là thành viên của Hội đồng chấp hành là 4 năm thành công của Việt Nam trên lĩnh vực ngoại giao đa phương đồng thời cũng khẳng định tính đúng đắn của chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện của Đảng và Nhà nước.
Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam tham gia Hội đồng chấp hành, một trong ba cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức UNESCO, nhưng lần này Việt Nam chủ động và tích cực hơn, đóng góp hiệu quả hơn vào các hoạt động của UNESCO.
Đại sứ nhấn mạnh hai sự kiện quan trọng liên quan đến Việt Nam vừa được quyết định trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 37 Đại hội đồng UNESCO lần này, đó là Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam và Việt Nam đã chính thức được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017), một ủy ban chuyên môn rất có uy tín thuộc UNESCO.
Về việc vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du, ông cho biết đây là một vinh dự lớn cho Việt Nam. Trong các năm 2014-2015, cùng với UNESCO, Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Cho đến nay, Việt Nam đã có ba nhà văn hóa được UNESCO vinh danh, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
Về việc Việt Nam được bầu là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, ông nêu rõ đây là một trong những ủy ban chuyên môn quan trọng nhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới việc công nhận các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đồng thời phải đảm nhiệm công tác đánh giá tình trạng bảo tồn các Di sản thế giới trên toàn cầu.
Theo ông, trách nhiệm của các thành viên của Ủy ban Di sản thế giới là hết sức nặng nề. Hàng năm, các thành viên phải xét duyệt tất cả các hồ sơ trình lên Ủy ban để được công nhận và ghi danh là Di sản văn hóa hoặc thiên nhiên thế giới.
“Muốn vậy, trong quá trình thẩm định hồ sơ, chúng ta phải đưa ra các ý kiến đánh giá xác đáng, có giá trị chuyên môn. Một yêu cầu bắt buộc là cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao và phải giỏi ngoại ngữ.
Ngoài ra, Việt Nam có 7 di sản văn hóa và thiên nhiên, vì thế hàng năm chúng ta phải báo cáo việc khai thác và bảo tồn các di sản. Với tư cách là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, chúng ta càng phải gương mẫu trong việc khai thác và bảo tồn các di sản đã được công nhận" - Đại sứ nhấn mạnh.
Về các lý do khiến Việt Nam đạt được sự tín nhiệm cao tại diễn đàn UNESCO, Đại sứ Dương Văn Quảng cho rằng bạn bè quốc tế rất tin tưởng Việt Nam khi thấy Việt Nam đóng góp hiệu quả vào hoạt động của UNESCO trong những năm qua trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ứng xử một cách linh hoạt khi trình bày các quan điểm liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như vấn đề nhân quyền, Nghị quyết về Syria, việc kết nạp Palestine…
Ông nói: “Chúng ta đã bày tỏ quan điểm của Việt Nam đúng với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng vẫn đảm bảo lợi ích của Việt Nam và thể hiện sự đồng thuận với nhiều nước tiến bộ trong UNESCO. Chúng ta đã ứng xử khéo léo nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc, góp tiếng nói chung để giải quyết mọi vấn đề phức tạp ở phạm vi toàn cầu đồng thời tạo thế để tiếp tục xây dựng và củng cố UNESCO.”
Ông cũng nhắc lại việc thời gian qua, Mỹ cắt các khoản đóng góp tài chính cho UNESCO sau khi tổ chức này bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên cho Palestine cách đây hai năm, việc này đẩy UNESCO rơi vào tình thế hết sức khó khăn, có thể gọi là một cuộc khủng hoảng cơ cấu và ngân sách.
Trong bối cảnh đó, đáp lại lời kêu gọi của bà Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Việt Nam đã góp sức trong khả năng của mình nhằm giúp UNESCO vượt qua cuộc khủng hoảng.
Trên thực tế, Việt Nam đã đóng tiền niên liễm hai năm 2013 và 2014 trước thời hạn để hỗ trợ các hoạt động của UNESCO, đặc biệt là hỗ trợ các cải cách của bà Tổng Giám đốc Bokova.
Việt Nam cũng đã tổ chức Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Đại hội đồng lần thứ 37, tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình (9/2012) và kỷ niệm 10 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Quảng Nam (6/2013).
Ngoài ra, Việt Nam cũng được đánh giá cao vì những thành tích trong lĩnh vực giáo dục vì sự phát triển bền vững. “Như vậy,trong những năm qua, chúng ta cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với UNESCO cả về giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông theo một nhịp độ mới, trên bình diện mới.”
Ông cũng nhấn mạnh một đóng góp tích cực của Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua là thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và UNESCO. “Chúng ta đã tích cực đóng góp ý kiến, vận động Ban Thư ký ASEAN nhằm thúc giục các nước thành viên ASEAN chấp thuận dự thảo Hiệp định hợp tác khung giữa ASEAN và UNESCO.
Văn bản dự thảo Hiệp định khung đã trình Hội đồng chấp hành và đã được chuyển lên Đại hội đồng lần thứ 37 của UNESCO. Hiện chỉ còn chờ ký chính thức, thời điểm thích hợp có thể là tháng 12/2013.”
Kết thúc buổi phỏng vấn, Đại sứ Dương Văn Quảng nói : “Như vậy, chúng ta đã tham gia tất cả các cơ quan quan trọng nhất của UNESCO. Thành công ngoại giao này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, thành công, vinh dự bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm nặng nề.
Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với tinh thần tích cực và chủ động, cộng với kinh nghiệm tích lũy được trong những nhiệm kỳ vừa qua và tinh thần học hỏi cao của các cán bộ chuyên môn, Việt Nam sẽ tham gia diễn đàn đa phương UNESCO một cách tự tin hơn, đóng góp một cách hiệu quả hơn và gặt hái được những thành công vang dội hơn trong thời gian tới”.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Pháp, Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã tổng kết những thành công của Việt Nam trong ngoại giao đa phương trong nhiệm kỳ tại Hội đồng chấp hành UNESCO vừa qua.
Theo Đại sứ Dương Văn Quảng, 4 năm là thành viên của Hội đồng chấp hành là 4 năm thành công của Việt Nam trên lĩnh vực ngoại giao đa phương đồng thời cũng khẳng định tính đúng đắn của chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện của Đảng và Nhà nước.
Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam tham gia Hội đồng chấp hành, một trong ba cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức UNESCO, nhưng lần này Việt Nam chủ động và tích cực hơn, đóng góp hiệu quả hơn vào các hoạt động của UNESCO.
Đại sứ nhấn mạnh hai sự kiện quan trọng liên quan đến Việt Nam vừa được quyết định trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 37 Đại hội đồng UNESCO lần này, đó là Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam và Việt Nam đã chính thức được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017), một ủy ban chuyên môn rất có uy tín thuộc UNESCO.
Về việc vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du, ông cho biết đây là một vinh dự lớn cho Việt Nam. Trong các năm 2014-2015, cùng với UNESCO, Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Cho đến nay, Việt Nam đã có ba nhà văn hóa được UNESCO vinh danh, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
Về việc Việt Nam được bầu là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, ông nêu rõ đây là một trong những ủy ban chuyên môn quan trọng nhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới việc công nhận các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đồng thời phải đảm nhiệm công tác đánh giá tình trạng bảo tồn các Di sản thế giới trên toàn cầu.
Theo ông, trách nhiệm của các thành viên của Ủy ban Di sản thế giới là hết sức nặng nề. Hàng năm, các thành viên phải xét duyệt tất cả các hồ sơ trình lên Ủy ban để được công nhận và ghi danh là Di sản văn hóa hoặc thiên nhiên thế giới.
“Muốn vậy, trong quá trình thẩm định hồ sơ, chúng ta phải đưa ra các ý kiến đánh giá xác đáng, có giá trị chuyên môn. Một yêu cầu bắt buộc là cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao và phải giỏi ngoại ngữ.
Ngoài ra, Việt Nam có 7 di sản văn hóa và thiên nhiên, vì thế hàng năm chúng ta phải báo cáo việc khai thác và bảo tồn các di sản. Với tư cách là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, chúng ta càng phải gương mẫu trong việc khai thác và bảo tồn các di sản đã được công nhận" - Đại sứ nhấn mạnh.
Về các lý do khiến Việt Nam đạt được sự tín nhiệm cao tại diễn đàn UNESCO, Đại sứ Dương Văn Quảng cho rằng bạn bè quốc tế rất tin tưởng Việt Nam khi thấy Việt Nam đóng góp hiệu quả vào hoạt động của UNESCO trong những năm qua trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ứng xử một cách linh hoạt khi trình bày các quan điểm liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như vấn đề nhân quyền, Nghị quyết về Syria, việc kết nạp Palestine…
Ông nói: “Chúng ta đã bày tỏ quan điểm của Việt Nam đúng với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng vẫn đảm bảo lợi ích của Việt Nam và thể hiện sự đồng thuận với nhiều nước tiến bộ trong UNESCO. Chúng ta đã ứng xử khéo léo nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc, góp tiếng nói chung để giải quyết mọi vấn đề phức tạp ở phạm vi toàn cầu đồng thời tạo thế để tiếp tục xây dựng và củng cố UNESCO.”
Ông cũng nhắc lại việc thời gian qua, Mỹ cắt các khoản đóng góp tài chính cho UNESCO sau khi tổ chức này bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên cho Palestine cách đây hai năm, việc này đẩy UNESCO rơi vào tình thế hết sức khó khăn, có thể gọi là một cuộc khủng hoảng cơ cấu và ngân sách.
Trong bối cảnh đó, đáp lại lời kêu gọi của bà Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Việt Nam đã góp sức trong khả năng của mình nhằm giúp UNESCO vượt qua cuộc khủng hoảng.
Trên thực tế, Việt Nam đã đóng tiền niên liễm hai năm 2013 và 2014 trước thời hạn để hỗ trợ các hoạt động của UNESCO, đặc biệt là hỗ trợ các cải cách của bà Tổng Giám đốc Bokova.
Việt Nam cũng đã tổ chức Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Đại hội đồng lần thứ 37, tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình (9/2012) và kỷ niệm 10 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Quảng Nam (6/2013).
Ngoài ra, Việt Nam cũng được đánh giá cao vì những thành tích trong lĩnh vực giáo dục vì sự phát triển bền vững. “Như vậy,trong những năm qua, chúng ta cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với UNESCO cả về giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông theo một nhịp độ mới, trên bình diện mới.”
Ông cũng nhấn mạnh một đóng góp tích cực của Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua là thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và UNESCO. “Chúng ta đã tích cực đóng góp ý kiến, vận động Ban Thư ký ASEAN nhằm thúc giục các nước thành viên ASEAN chấp thuận dự thảo Hiệp định hợp tác khung giữa ASEAN và UNESCO.
Văn bản dự thảo Hiệp định khung đã trình Hội đồng chấp hành và đã được chuyển lên Đại hội đồng lần thứ 37 của UNESCO. Hiện chỉ còn chờ ký chính thức, thời điểm thích hợp có thể là tháng 12/2013.”
Kết thúc buổi phỏng vấn, Đại sứ Dương Văn Quảng nói : “Như vậy, chúng ta đã tham gia tất cả các cơ quan quan trọng nhất của UNESCO. Thành công ngoại giao này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, thành công, vinh dự bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm nặng nề.
Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với tinh thần tích cực và chủ động, cộng với kinh nghiệm tích lũy được trong những nhiệm kỳ vừa qua và tinh thần học hỏi cao của các cán bộ chuyên môn, Việt Nam sẽ tham gia diễn đàn đa phương UNESCO một cách tự tin hơn, đóng góp một cách hiệu quả hơn và gặt hái được những thành công vang dội hơn trong thời gian tới”.