Vợ sinh con, chồng có thể nghỉ tối đa 1 tuần
Lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường, và 7 ngày làm việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật.
Đây là quy định mới được bổ sung tại dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận vào chiều 18/4.
Vẫn liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, dự thảo luật đã sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài nhưng vì lý do thai không bình thường phải nghỉ việc nên không đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Bên cạnh sửa đổi thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi theo Bộ luật Lao động năm 2012, dự thảo luật còn bổ sung trường hợp lao động nam nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi cho tương đồng với quy định đối với lao động nữ.
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
Dự thảo cũng bổ sung quy định trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn khả năng chăm sóc con có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Quy định về trợ cấp một lần khi sinh con được sửa theo hướng: trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
Đáng chú ý, quy định mức hưởng chế độ thai sản một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày cũng được bổ sung.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội cơ bản nhất trí với các sửa đổi, bổ sung này.
Vấn đề còn nhiều băn khoăn tại dự án luật là đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Dự thảo luật quy định, từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Loại ý kiến thứ nhất ở cơ quan thẩm tra tán thành với quy định nói trên. Theo phương án này, thì phải đến năm 2031 thì tuổi nghỉ hưu của nữ mới đạt 60 tuổi và đến năm 2022 thì tuổi nghỉ hưu của nam mới đạt 62 tuổi, Chủ nhiệm Trương Thị Mai cho biết.
Loại ý kiến khác ở cơ quan thẩm tra cho rằng việc quy định nâng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam cần phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, thể chất, điều kiện, môi trường làm việc của người lao động Việt Nam, nhất là lao động trực tiếp sản xuất, không làm tăng sức ép về việc làm cũng như hạn chế cơ hội tìm việc làm của lao động trẻ. Ngoài ra, vấn đề tuổi nghỉ hưu là thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động.
Qua nhiều phân tích, thường trực cơ quan thẩm tra cho rằng, để ngăn ngừa khả năng mất cân đối quỹ hưu trí và tử tuất, việc quy định lộ trình tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nâng tuổi nghỉ hưu như Chính phủ trình là cần thiết.
Một số ý kiến thảo luận cũng đồng tình với quan điểm đó.
Tuy nhiên, đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn băn khoăn về mốc 60 tuổi mới nghỉ hưu của nữ. Khu vực hành chính sự nghiệp thì có thể đến 60 tuổi còn ở doanh nghiệp thì nên như Bộ luật Lao động, vị này nói.
Đặt câu hỏi nâng tuổi nghỉ hưu lúc này đã hợp tình hợp lý chưa, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nâng tuổi chỉ là một con đường để giải quyết những vấn đề đặt ra với quỹ hưu trí mà thôi.
Đưa thông tin người lao động ở Anh 70 tuổi mới được về hưu, Chủ tịch lý giải vì thể chất của họ khỏe mạnh, năng lực trình độ cao. Còn người Việt mình thể chất yếu, hơn nữa nếu cứ kéo dài tuổi nghỉ hưu thì tuổi trẻ sẽ ít cơ hội việc hơn, nên “giờ sửa tuổi nghỉ hưu là chưa hợp”.
Tăng mức đóng giảm mức hưởng, theo Chủ tịch cũng là một cách, song ông cũng đề nghị cần tính toán thêm vì Bộ luật Lao động vừa thông qua đến nay đã lại đề xuất khác.
Vẫn liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, dự thảo luật đã sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài nhưng vì lý do thai không bình thường phải nghỉ việc nên không đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Bên cạnh sửa đổi thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi theo Bộ luật Lao động năm 2012, dự thảo luật còn bổ sung trường hợp lao động nam nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi cho tương đồng với quy định đối với lao động nữ.
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
Dự thảo cũng bổ sung quy định trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn khả năng chăm sóc con có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Quy định về trợ cấp một lần khi sinh con được sửa theo hướng: trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
Đáng chú ý, quy định mức hưởng chế độ thai sản một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày cũng được bổ sung.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội cơ bản nhất trí với các sửa đổi, bổ sung này.
Vấn đề còn nhiều băn khoăn tại dự án luật là đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Dự thảo luật quy định, từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Loại ý kiến thứ nhất ở cơ quan thẩm tra tán thành với quy định nói trên. Theo phương án này, thì phải đến năm 2031 thì tuổi nghỉ hưu của nữ mới đạt 60 tuổi và đến năm 2022 thì tuổi nghỉ hưu của nam mới đạt 62 tuổi, Chủ nhiệm Trương Thị Mai cho biết.
Loại ý kiến khác ở cơ quan thẩm tra cho rằng việc quy định nâng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam cần phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, thể chất, điều kiện, môi trường làm việc của người lao động Việt Nam, nhất là lao động trực tiếp sản xuất, không làm tăng sức ép về việc làm cũng như hạn chế cơ hội tìm việc làm của lao động trẻ. Ngoài ra, vấn đề tuổi nghỉ hưu là thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động.
Qua nhiều phân tích, thường trực cơ quan thẩm tra cho rằng, để ngăn ngừa khả năng mất cân đối quỹ hưu trí và tử tuất, việc quy định lộ trình tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nâng tuổi nghỉ hưu như Chính phủ trình là cần thiết.
Một số ý kiến thảo luận cũng đồng tình với quan điểm đó.
Tuy nhiên, đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn băn khoăn về mốc 60 tuổi mới nghỉ hưu của nữ. Khu vực hành chính sự nghiệp thì có thể đến 60 tuổi còn ở doanh nghiệp thì nên như Bộ luật Lao động, vị này nói.
Đặt câu hỏi nâng tuổi nghỉ hưu lúc này đã hợp tình hợp lý chưa, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nâng tuổi chỉ là một con đường để giải quyết những vấn đề đặt ra với quỹ hưu trí mà thôi.
Đưa thông tin người lao động ở Anh 70 tuổi mới được về hưu, Chủ tịch lý giải vì thể chất của họ khỏe mạnh, năng lực trình độ cao. Còn người Việt mình thể chất yếu, hơn nữa nếu cứ kéo dài tuổi nghỉ hưu thì tuổi trẻ sẽ ít cơ hội việc hơn, nên “giờ sửa tuổi nghỉ hưu là chưa hợp”.
Tăng mức đóng giảm mức hưởng, theo Chủ tịch cũng là một cách, song ông cũng đề nghị cần tính toán thêm vì Bộ luật Lao động vừa thông qua đến nay đã lại đề xuất khác.
Theo Nguyên Hà