Vụ Dương Tự Trọng giải cứu Dương Chí Dũng: Những mắt xích của thế giới ngầm
Vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, trong hồ sơ của cơ quan tố tụng Trung ương, được gọi tên là "Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài". Trần Văn Dũng là ai?
- 25-12-2013Dương Tự Trọng đã tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng trốn chạy như thế nào?
- 18-12-2013Dương Tự Trọng đối mặt mức án 20 năm tù
- 09-11-2013Truy tố Dương Tự Trọng - nguyên Phó GĐ Công an TP.Hải Phòng
- 26-06-2013Ông Dương Tự Trọng bị khởi tố thêm tội danh
- 23-02-2013Điều ít biết về Đại tá Dương Tự Trọng vừa bị bắt
- 22-02-2013Bắt đại tá Dương Tự Trọng - em trai ông Dương Chí Dũng
- 16-12-2013Tuần này, xét xử em trai ông Dương Chí Dũng
Theo hồ sơ vụ án, để tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, đường dây này có sự tham gia của 4 cán bộ nằm trong cơ quan bảo vệ pháp luật và 2 đối tượng có “số má” trong giới giang hồ Hải Phòng.
Trong số này có Trần Văn Dũng, hay còn gọi là Dũng “Bắc Kạn”, 45 tuổi, sinh ra ở tỉnh Bắc Kạn, sau đó về sống ở Hải Phòng, từng có 2 tiền án về tội buôn lậu và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Trước thời điểm bị bắt, Dũng “Bắc Kạn” làm nghề buôn bán tại phường Lạch Tray, Hải Phòng. Nhưng theo nhiều thông tin, từ thập niên 1990, bị can này đã có danh tiếng giang hồ sánh ngang với Dung “Hà”, Sơn “bạch tạng”…
Trong vụ án này, Dũng “Bắc Kạn” đã trực tiếp đưa Dương Chí Dũng sang Campuchia. Sau khi Dương Chí Dũng không thể nhập cảnh vào Mỹ và phải quay về ẩn náu tại Campuchia, Dũng “Bắc Kạn” đã liên lạc với bạn của mình tên là Liêm, ở Phnom Penh, bố trí chỗ ăn ở cho Dương Chí Dũng.
Dũng “Bắc Kạn” cũng chính là người đã mang 30.000 USD của Dương Tự Trọng sang Campuchia để “tiếp tế” cho Dương Chí Dũng.
Trong vụ án này cũng không thể không nhắc đến Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan TP.Hải Phòng).
Tháng 3.2009, Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM phát hiện 2 container chứa máy lạnh trị giá hơn 3 tỉ đồng không rõ nguồn gốc. Qua truy xét, cơ quan chức năng xác định số hàng lậu này là của Đồng Xuân Phong, cán bộ của Đội Chống buôn lậu thuộc Cục Hải quan Hải Phòng.
Lợi dụng việc được doanh nghiệp thuê làm dịch vụ giao nhận hàng, Phong đã câu kết với một số đối tượng khác mua lô hàng này từ Singapore về qua cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng) dưới danh nghĩa tên của doanh nghiệp, rồi làm tờ khai hải quan giả để đưa hàng vào TP.HCM tiêu thụ. Sau khi cơ quan công an khởi tố vụ án thì Phong bỏ trốn và bị truy nã. Từ cuối năm 2009 đến thời điểm bị bắt, Phong nhởn nhơ ở Hải Phòng dưới tên của một người khác.
Hồ sơ vụ án thể hiện: Trong vai trò là Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng, Dương Tự Trọng biết Đồng Xuân Phong bị truy nã nhưng che giấu không bắt giữ mà để khống chế sử dụng vào việc cá nhân. Do vậy, Phong biết việc đưa Dương Chí Dũng trốn là trái pháp luật, nhưng trong thân phận của kẻ bị truy nã, nên phải thực hiện theo “yêu cầu” của Trọng.
Đồng Xuân Phong đã trực tiếp cùng Dũng “Bắc Kạn” đưa Dương Chí Dũng vượt biên sang Campuchia, sau đó Phong đưa Dũng sang Singapore để đi Mỹ.
Sau khi Dương Chí Dũng bị đẩy về Campuchia, Đồng Xuân Phong đã 2 lần sang Campuchia để thu xếp chỗ ăn ở và chuyển cho Dương Chí Dũng 4.000 USD.
Trước đó, khi đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội xuống Quảng Ninh rồi vào TP.HCM, các đối tượng thống nhất bí danh gọi Dương Chí Dũng là "Đồng", Đồng Xuân Phong là "Gió"; Dũng “Bắc Kạn” là "Cạn" để che mắt các cơ quan chức năng.
Trong quá trình điều tra, cả Phong và Dũng “Bắc Kạn” đều khai báo thành khẩn nên được cơ quan tố tụng đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xét xử.
7 bị can trong vụ đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn Các bị can bị truy tố về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài theo điều 275 bộ luật Hình sự gồm: Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng); Vũ Tiến Sơn và Vũ Trọng Ánh (nguyên Phó phòng và cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP.Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng), Phạm Minh Tuấn (ngụ Q.Hồng Bàng, Hải Phòng) và Trần Văn Dũng (hành nghề tự do). |
Theo Hoàng Trang