MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xây cầu sắt Long Biên, Hà Nội không tự quyết định

20-08-2014 - 08:29 AM | Xã hội

Hà Nội không quyết định phương án xây mới cầu đường sắt song song với cầu Long Biên mà phải phụ thuộc vào ý kiến các bộ ngành.

Như chúng tôi đã đưa tin trước đó, Thành ủy Hà Nội gần như chốt phương án đề xuất vị trí xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu.

Tuy nhiên, sau khi có ý kiến của Cục di sản (Bộ Văn hóa) cho rằng, Hà Nội đang lựa chọn khác Bộ. Trước thông tin này, ôngPhan Đăng Long Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội lại cho biết, Hà Nội không quyết định phương án xây mới cầu đường sắt song song với cầu Long Biênmà phải phụ thuộc vào ý kiến các bộ ngành.

Còn nhớ, khi đề cập tới việc xếp hạng, cầu Long Biên cũng bị đùn đẩy, Hà Nội nhường Bộ GTVT, Bộ GTVT nhường Bộ Văn hóa. Cuối cùng ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội cũng cho biết đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để trình xếp hạng di sản cho cây cầu Long Biên.Trong khi đó, cả Bộ Văn hóa cũng như Hội di sản đều chỉ rõ trách nhiệm về cái cầu Long Biên là thuộc trách nhiệm của Hà Nội. Và khi cây cầu này được xếp hạng di tích thì nó cũng trở thành di sản của Hà Nội chứ không phải của riêng bất cứ bộ ngành nào khác.

Trên thực tế, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng đã có văn bản chính thức đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, cho ý kiến để xếp hạng cầu Long Biên.

Theo UBND thành phố Hà Nội, với những giá trị lịch sử - văn hoá, cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902), từng là một trong 4 cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật nhất Viễn Đông vào thế kỷ 19.

Từ khi xây dựng đến nay, cầu Long Biên đã chứng kiến thăng trầm của lịch sử suốt hơn 100 năm qua, chịu sự tàn phá của bom đạn qua 2 cuộc chiến tranh.

Cầu Long Biên trở thành nhân chứng lịch sử, dấu tích văn hóa lịch sử đặc biệt về sự đấu tranh bất khuất của người dân Thủ đô.

Hình ảnh cây cầu vắt qua sông Hồng đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam nói chung và biết bao thế hệ người dân Thủ đô nói riêng.

Và đề xuất này cũng đã được Bộ GTVT thống nhất đề nghị xếp hạng danh hiệu cho cầu Long Biên.

Câu chuyện này chỉ xảy ra khi các chuyên gia văn hóa phải lên tiếng trước tình cảnh "cha chung không ai khóc", không ai chịu nhận trách nhiệm xếp hạng cho cây cầu có liên đại cả nghìn năm tuổi này.

Chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia cho rằng, quy trình xếp hạng di sản, đã được quy định rất rõ ràng trong Luật di sản. Theo quy định của Luật di sản, di sản thuộc địa phương thì người làm hồ sơ đề nghị xếp hạng phải là cơ quan quản lý trực tiếp. Cụ thể là UBND cấp tỉnh, thành phố, ở đây chính là Hà Nội. Mà trực tiếp là trách nhiệmcủaSở Văn hóa Hà Nội.

Trong khi Hội đồng di sản khẳng định, trách nhiệm trước tiên thuộc về Sở Văn hóa Hà Nội thì ông Tô Văn Động - GĐ Sở Văn hóa Hà Nội khẳng định: "Cầu Long Biên nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng lại do Bộ GTVT quản lý, Bộ chưa bàn giao cho Hà Nội".

Trái ngược với ý kiến của GĐ Sở Văn hóa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên thuộc sự quản lý của Tổng công ty đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT). Ông Đông khẳng định, ngành giao thông chỉ quản lý về công năng, vận tải còn xếp hạng, công nhận di sản về nguyên tắc nằm trên địa phương nào địa phương đó quản lý.

Về phía Bộ Văn hóa, ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục di sản (Bộ Văn hóa) khẳng định, Bộ chỉ can thiệp sau khi di tích đã được xếp hạng.

>>>Vì sao phải xây cầu sắt song song cầu Long Biên?


Theo Lam Lam

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên