Thông minh chưa hẳn đã khôn ngoan, bạn cần biết 10 mẹo nhỏ này để khéo léo trong mọi tình huống
Người khôn ngoan có khả năng thành công hơn bởi sự bình tĩnh trong mọi khủng hoảng. Họ chín chắn, có cái nhìn bao quát, biết cách khoan dung trong những tình huống bất an và vẫn suy nghĩ tích cực rằng ngay cả vấn đề khó khăn nhất vẫn có giải pháp.
- 09-03-2017Chuyện con bò của người nghèo và bài học về sự kiên trì
- 09-03-201715 điểm khác biệt giữa người bận rộn và người làm việc hiệu quả
- 09-03-2017Ngả mũ trước cách dân tộc thông minh nhất thế giới dạy con: Hãy để trẻ sống độc lập và có trách nhiệm
1. Nghĩ trước khi nói
Đây là điều mà ai cũng từng nghe qua và chắc chắn ai cũng đã được cha mẹ dạy từ khi còn nhỏ. Bạn cũng biết mình nên làm nhưng lại gặp khó khăn. Nguyên tắc quan trọng nhất để đạt được kỹ năng này đó là “Một khi đã nói ra, bạn không bao giờ lấy lại được”.
Mỗi một lời nói ra đều có thể bị hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, “tam sao thất bản” là điều khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, trước khi muốn nói một điều gì đó, hãy suy nghĩ thật kỹ, hãy chắc chắn rằng câu nói đó có giá trị và không khiến bạn phải hối hận về sau.
2. Nhận ra không bao giờ là “đúng thời điểm”
“Khi tôi tốt nghiệp tôi sẽ…”, “khi tôi có công việc ổn định tôi sẽ…”, “khi con cái lớn lên tôi sẽ…”: Đây là những tuyên ngôn mà hàng triệu người thốt lên mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng không bao giờ là “đúng thời điểm”. Nếu cứ chờ đợi một thời điểm hoàn hảo thì bạn sẽ mãi chẳng làm được gì.
Hãy hiểu rằng, thời điểm tốt nhất chính là ngay bây giờ. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, hãy thực hiện những bước đầu tiên để hướng tới mục tiêu. Việc chờ đợi sẽ chỉ làm bạn già đi chứ chẳng làm bạn khôn ngoan hơn được đâu.
3. Cân bằng lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể
Trong mọi mối quan hệ nên có sự cân bằng giữa “cá nhân” và “những người khác”. Xung quanh bạn có thể có những người ích kỷ, có những người vô vị hoặc chẳng gì cả, bạn nghĩ mình chỉ nên quan tâm đến nhu cầu của riêng mình. Nhưng bạn cũng nên quan tâm và đóng góp đến nhu cầu của tập thể.
Một tập thể vững mạnh là do các cá nhân vững mạnh và ngược lại. Đừng để bị người khác xem là ích kỷ và độc đoán.
4. Đặt giả thiết cho mọi thứ trước khi đưa ra kết luận
Tâm trạng buồn bã hoặc tức giận có thể khiến cảm xúc của bạn dâng trào. Mặc dù đó là trạng thái tự nhiên của mỗi người nhưng không có gì đảm bảo bạn sẽ không gây ra xung đột với người khác trước khi bình tĩnh lại.
Như đã nói ở trên, bạn cần suy xét thật kỹ trước mỗi hành động. Hãy dành thời gian để bình tĩnh lại, đặt ra các giả thiết và hệ quả rồi mới đưa ra kết luận sao cho hợp lý.
5. Không mù quáng chạy theo đám đông
Chỉ vì mọi người làm điều gì đó không có nghĩa là bạn phải làm. Nếu từng nghe đến hiệu ứng “bandwagon” thì bạn sẽ hiểu. Đó là hiện tượng một người có khuynh hướng làm theo hay tin theo một việc có nhiều người làm hay tin dù chẳng hiểu vì sao.
Rất nhiều người giống như bầy cừu, luôn có khuynh hướng đi theo sự chỉ dẫn của số đông. Thế nhưng, để trở thành một người khôn ngoan, bạn hãy lùi lại khỏi đám đông và quan sát.
Hãy tự hỏi tại sao họ lại làm việc này và bản thân có thực sự muốn làm điều đó không? Nếu câu trả lời là không, bạn biết mình phải làm gì rồi đấy.
6. Tự kiểm soát cảm xúc
Những người khôn ngoan biết, họ phải kiểm soát được suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Hầu hết chúng ta đều dễ dàng để cho người khác làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của mình, kết quả là sự phiền não đó ngấm vào trong cuộc sống khiến chúng ta cảm thấy đau khổ. Nếu một người có ý định khiêu khích, việc bạn tức giận tức là họ đã thắng.
Vì vậy, đừng để những điều tiêu cực của người khác làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Hãy gìn giữ hạnh phúc của bản thân bằng cách không cho phép bất cứ ai làm cho nó tồi tệ đi.
7. Hành động có mục đích
Bốc đồng luôn là lý do khiến chúng ta hối hận. Việc làm theo cảm xúc tự nhiên không phải lúc nào cũng xấu, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Những người khôn ngoan là người biết kết hợp logic và trực giác của họ để đưa ra quyết định tốt nhất.
8. Chấp nhận người khác cho dù họ là ai
Hầu hết mọi người đều cố gắng thay đổi người khác mà không nhận ra chúng ta không thể và đó là một điều vô nghĩa. Nếu bạn không thích ai đó, bạn có thể bớt đi thời gian chơi với họ, hoặc thay đổi chính mình, hoặc từ bỏ mối quan hệ đó. Việc chấp nhận một người dù họ là ai đi chăng nữa cũng là một cách tôn trọng đối phương.
9. Đánh giá một người bằng nội tâm
Miếng bìa có thể khá đẹp nhưng cuốn sách bên trong thì chưa chắc. Tâm hồn bên trong chưa chắc đã giống với hình thức bên ngoài. Những người khôn ngoan không bị mù quáng bởi vẻ ngoài xinh đẹp quyến rũ của một ai đó, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không để ý. Họ sẽ dành thời gian để tìm hiểu một người và đánh giá về nội tâm của họ. Đây là điều mà không phải ai cũng làm được.
10. Không bao giờ đánh giá người khác
Những người khôn ngoan không bao giờ đánh giá. Ngược lại, họ học cách đồng cảm. Đồng cảm tức là đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn nhận trên quan điểm của họ để có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn đồng ý với họ. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải hiểu “nhận thức là thực tế”. Tất cả những gì bạn cần làm là kiểm soát tâm trí và cảm xúc. Nói luôn luôn dễ hơn làm, nhưng việc thực hành nhất định sẽ giúp bạn trở nên khôn ngoan hơn.