Thót tim cảnh cô giáo vùng cao bám thân cây vượt suối đi dạy học
Những ngày qua, trên mạng xã hội (MXH) lan truyền hình ảnh một cô giáo ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã dùng hai tay bám chặt vào thân cây, vượt qua dòng suối chảy xiết để tới điểm trường dạy học.
- 16-10-2022Thương nhân đứng sau kem đánh răng anh Bảy Chà Hynos vang bóng 1 thời: Từ làm thuê trở thành ông chủ, đưa sản phẩm vô danh thành thứ không ai có thể chối từ
- 16-10-2022Xây dựng doanh nghiệp xã hội được định giá gấp 480 lần ban đầu, Chủ tịch Imagtor: “Sẽ có cám dỗ để lòng tham xuất hiện nhưng mình luôn kiên định với giá trị ban đầu”
- 15-10-2022Nếu Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền trở thành thương nhân: Nằm lòng 6 bài học để khởi nghiệp “đánh đâu thắng đó"
- 15-10-2022Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á khuyên cha mẹ làm 3 điều này, con càng dễ thành công
- 15-10-2022Tái chế tận lực như người Ấn: Bã mía làm bát, đầu lọc thuốc lá nhồi gấu bông, hoa cúng thành hương cúng
Cô Tý bám vào cây để vượt dòng suối chảy xiết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhân vật đang gây xúc động mạnh trên MXH là cô giáo Nguyễn Thị Tý (30 tuổi), trú xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, là giáo viên phụ trách lớp mầm non ở điểm trường nóc Ông Bình, thôn 3, xã Trà Dơn.
Còn cô Tý chia biết, sự việc được ghi lại cách đây 5 ngày rồi, tuy nhiên hiện giờ cô vẫn cảm thấy sợ mỗi khi nhớ tới chuyến băng rừng, vượt suối nguy hiểm này.
Cô Tý kể lại, vào ngày 10/10, cô thức giấc từ lúc rạng sáng rồi chạy xe máy từ nhà ở xã Trà Mai lên xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My.
“Từ trung tâm xã Trà Dơn muốn vào nóc Ông Bình chỉ có một cách duy nhất là đi bộ. Vì vậy, sau khi bỏ lại xe máy, tôi cùng thầy Nguyễn Văn Nhân, giáo viên phụ trách lớp ghép gồm lớp 1 và 2 đi bộ băng rừng để đến lớp học. Bình thường, chúng tôi mất 2 tiếng đồng hồ là đến nơi. Thế nhưng, hôm ấy trời mưa lớn, mặt đường lầy lội, trơn trượt rất khó di chuyển”, cô Tý nói.
Dừng lại trước con suối thứ nhất, hai thầy cô có chút lưỡng lự. Bởi dù từ bên này ngó qua bên kia bờ chỉ có khoảng cách chừng 10 mét, song dòng suối chảy rất xiết.
Cô Tý cùng các học trò tại nóc Ông Bình.
Cô Tý nói tiếp: “Lúc ấy, trong đầu cứ đan xen 2 luồng suy nghĩ, nửa muốn quay về chờ mưa ngớt, nửa muốn bước tiếp vì thương học trò. Rốt cuộc, nguồn động lực từ các em học sinh đã giúp tôi dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi. Khi thấy thân gỗ chò nằm bắc ngang đoạn suối ngập sâu, tôi và thầy Nhân lần lượt bám chặt vào thân cây rồi nhích từng chút để vượt qua. Trong lúc tôi toát mồ hôi hột di chuyển, thầy Nhân đã dùng điện thoại chụp ảnh làm kỷ niệm. Bây giờ xem lại vẫn thấy rùng mình”.
Cô Tý chia sẻ thêm, ở đoạn suối thứ 2, cô và thầy Nhân dễ dàng lội bộ qua. Đến con suối cuối cùng, cả hai phải mất 4 tiếng đồng hồ chờ khi mưa tạnh, nước không còn chảy xiết thì mới dám lội qua để tiến thẳng về lớp học - nơi đám học trò đang mong ngóng cô Tý, thầy Nhân.
Thót tim cảnh cô giáo vùng cao bám thân cây vượt suối.
Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: “Trước tình hình mưa lớn những ngày qua, chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân hạn chế đi lại những chỗ có nguy cơ sạt lở núi và nước sông, suối dâng cao chảy xiết để đảm bảo tính mạng và tài sản. Ngoài ra, UBND huyện cũng đã có phương án sơ tán dân ở vùng có nguy cơ sạt lở núi đến chỗ ở an toàn”.
Đại đoàn kết