Thứ cây mọc hoang là "thần dược" thải độc tố: Có nhiều ở Việt Nam nhưng ít người biết
Cây ngải dại mọc rất nhiều ở ven đường ở nước ta, tuy nhiên nhiều người không biết đến công dụng chữa bệnh của nó.
- 06-02-2022Thứ cây mọc hoang dùng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim cực tốt: Mọc nhiều ở núi đá vôi Việt Nam
- 31-07-2021Quả hoang mọc đầy rừng giờ được “lùng mua” nửa triệu đồng/kg vừa là quà vặt của chị em vừa chữa cao huyết áp, giảm tiểu đường
- 25-07-2021Được mệnh danh là "kháng sinh tự nhiên", loại rau dại mọc hoang này điều trị được rất nhiều bệnh nhưng có 3 người cần tránh
Theo Lương y Nguyễn Thanh Tùng (Hà Nội), cây ngải dại thường được sử dụng để chữa bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, chảy máu,… Ngoài ra, loại thảo dược này còn được coi là thần dược chữa bệnh ngoài da, kháng viêm, kháng nấm và kháng khuẩn, đặc biệt là bệnh viêm da cơ địa, á sừng.
"Cây ngải dại có vị đắng, tính mát giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và đào thải những chất gây độc hại. Ngoài ra, dược liệu có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm, còn có tác dụng chữa loét da, ngứa da, viêm da cơ địa và các bệnh ngoài da khác, bao gồm chàm, dị ứng, dày sừng nang lông, viêm nang lông, ghẻ, hắc lào, hăm da, á sừng, viêm da tiết bã, lang ben, phát ban, nấm da, nổi mề đay,…’, Lương y Nguyễn Thanh Tùng cho hay.
Được biết, cây ngải dại thuộc họ cúc, có tên khoa học là Artemisia Indica Willd. Cây ngải dại là một loại cây thân thảo mọc tự nhiên, phổ biến ở các vùng miền núi và nông thôn phía Bắc nước ta. Cây phân bố chủ yếu ở phía bắc vùng núi cao trên 800m so với mực nước biển.
Cây ngải dại thường tập trung ở các tỉnh như Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai. Ngải dại là loại cây dễ sống, thích nghi với nhiệt độ từ 13 đến 18 độ C. Thời gian nở hoa và sinh trưởng của cây ngải dại thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7.
Nhiều người thường bị nhầm lẫn loài cây này với cây ngải cứu vì hai loại lá có hình dáng tương đối giống nhau.
Cây ngải dại là loại cây thân thảo bị nhầm lẫn khá nhiều với cây ngải cứu vì chúng có những đặc điểm khá giống nhau. Để phân biệt cây ngải dại với cây ngải cứu, ta có thể nhận biết nó bằng đặc điểm và mùi vị của lá. Đặc biệt, cây ngải dại có thân và lá to hơn cây ngải cứu, mặt trên của lá cây ngải dại có màu lục nhạt, không lông, mặt dưới có ít lông. Thậm chí mùi hương của lá ngải dại thường nồng hơn mùi lá ngải cứu.
Các bài thuốc từ cây ngải dại:
- Điều trị viêm da cơ địa: Dùng 200g cây ngải dại tươi (bỏ rễ) rửa sạch với nước, ngâm trong nước muối loãng chừng 15 phút. Sau đó vớt ra, nấu cùng 500ml nước, khi sôi cho nhỏ lửa, đến khi còn khoảng 200ml nước thì chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên kiên trì dùng liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Nên kết hợp nấu nước để ngâm, rửa, tắm hàng ngày, có thể dùng ở dạng cây tươi hay khô đều có tác dụng. Trong lúc ngâm rửa không nên chà xát mạnh lên vùng da đang bị viêm nhiễm. Có thể ngâm rửa 2 – 3 lần/ngày, trong 15 phút và cần người bệnh kiên trì áp dụng.
- Thanh nhiệt, thải độc cơ thể: Hàng ngày dùng khoảng 20g cây ngải dại dạng khô, sắc lấy nước uống thay nước lọc sẽ giúp mát gan, cơ thể được thanh lọc, thư giãn và ngăn ngừa mụn nhọt hiệu quả.
Doanh nghiệp và tiếp thị