"Thứ gì khi chạm vào vừa khiến người ta đau lại còn đổ máu?" Cô gái nhanh nhẹn trả lời, chỉ 5 từ vừa đơn giản lại vô cùng sâu cay!
Câu hỏi tưởng chừng như để "đố trẻ con" lại là bài toán hóc búa dành cho người trưởng thành!
- 03-11-2021Trả lời được câu hỏi phỏng vấn 'Có bao nhiêu ô cửa kính trong thành phố', cô gái được Jeff Bezos nhận ngay lập tức
- 03-11-2021Nghệ thuật từ chối khôn khéo giúp bạn thoát “họa” chốn công sở
- 03-11-2021Nghề này không cần học đại học: Bạn giỏi chuyên môn thì đút túi 30 triệu đồng/ tháng, ra nước ngoài lương còn khủng hơn
Trước khi xin vào một vị trí công việc nào đó, hầu hết mọi người sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn. Đây là bước cơ bản để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực cũng như độ phù hợp của ứng viên.
Theo nghiên cứu của Robert Half, cứ năm doanh nghiệp thì có hai doanh nghiệp phản ánh rằng các ứng viên tỏ ra không phù hợp với công việc sau hai tuần. Nguyên nhân được cho là do các kỹ năng và khả năng của ứng viên không phù hợp với công việc.
Để xác định một ứng viên đủ tiêu chuẩn hay không, các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi phỏng vấn đặc biệt để đánh giá những kỹ năng khác ngoài trình độ chuyên môn.
Trong quá trình phỏng vấn sẽ có một số câu hỏi không liên quan gì đến công việc hoặc kỳ năng chuyên môn. Tuy nhiên, đây lại chính là câu hỏi "đắt giá" quyết định số phận của ứng viên. Câu chuyện ngắn dưới đây sẽ cho bạn thấy ý nghĩa của những câu hỏi "vu vơ" từ nhà tuyển dụng.
Vương Phương là một cô gái trẻ vừa tốt nghiệp đại học và mong muốn tìm công việc ở một thành phố lớn. Cô ấy đã học marketing và làm nhiều công việc bán thời gian trong thời gian đi học như nhân viên bán hàng, bồi bàn, thu ngân... và tích lũy được nhiều kinh nghiệm phỏng vấn và vốn sống.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Câu hỏi phỏng vấn "khó nhằn"
Sau khi tốt nghiệp, Vương Phương muốn xin vào một vị trí trong doanh nghiệp lớn để phát triển bản thân. Cô sẵn sàng chấp nhận làm từ cấp thấp nhất để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Nhờ kinh nghiệm thực tế xã hội phong phú của mình, cô đã sớm nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty lớn. Khi đến địa điểm phỏng vấn của công ty, Vương Phương phát hiện ra "đối thủ" của mình là hai sinh viên chưa tốt nghiệp từ các trường đại học trọng điểm.
Người phỏng vấn là một người đàn ông trung niên trạc 50 tuổi. Sau khi giới thiệu về bản thân, người phỏng vấn trực tiếp đặt câu hỏi: "Thứ gì khi chạm vào vừa khiến người ta đau lại còn "đổ máu?".
Nhận được câu hỏi lạ lùng, cả ba ứng viên đều ngạc nhiên và lộ ra vẻ khó xử.
Ứng viên đầu tiên nhanh chóng đứng lên trả lời câu hỏi này, anh ta tức giận nói: "Các anh là công ty lớn mà lại dùng loại câu hỏi này để đùa với người tìm việc. Có mời tôi cũng không đến làm việc ở công ty các người". Nói xong, anh ta tức tối rời khỏi phòng.
Người xin việc thứ hai giơ tay và xin trả lời câu hỏi. Cô nói: "Câu trả lời là một con dao. Khi con dao cứa vào người chắc chắn sẽ khiến chúng ta bị thương và chảy máu". Người phỏng vấn dừng lại một lúc và nói: "Rất tiếc câu trả lời của bạn đúng nhưng chưa phải là thứ chúng tôi cần. Nếu câu hỏi đơn giản như vậy, chúng tôi lấy nó để thử bạn làm gì?".
Vương Phương Bình lấy lại tâm trạng, đứng dậy trả lời: "Là nhất châm kiến huyết". Đây là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Trung. Nghĩa đen của nó ý chỉ cây kim đâm vào người sẽ khiến chảy máu. Ngoài ra, nghĩa bóng của nó ám chỉ nói trúng tim đen, lời nói sắc bén...
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Kiến thức không phải yếu tố duy nhất quyết định thắng thua
Chỉ một câu ngắn gọn, Vương Phương ngay lập tức chinh phục được người phỏng vấn. Cô được đánh giá cao không chỉ vì sự hóm hỉnh và khả năng phản ứng nhanh, mà còn nhận được lời đề nghị vào công ty làm ngay tại chỗ.
Có thể nói, câu chuyện phỏng vấn của Vương Phương là bài học đắt giá dành cho nhiều người. Ở đây, thứ giúp cô được đánh giá cao không phải kiến thức chuyên môn hay bằng cấp mà là nhờ sự nhanh nhạy và vốn sống xã hội đã được tích lũy theo thời gian.
Như vậy, ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên ngành, chúng ta cũng cần mài giũa khả năng tư duy sắc bén, linh hoạt và óc phân tích đa chiều. Năng lực của một người không hoàn toàn nằm ở điểm số hay bằng cấp.
Độ dày của vốn sống cũng quan trọng không kém. Chỉ khi va vấp và trải nghiệm nhiều điều, chúng ta mới có thể thoải mái đối phó với khó khăn trong quá trình phỏng vấn nói riêng và cuộc sống nói chung.
Theo Kknews