Thu hút FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng khởi sắc
Năng lượng tái tạo là cụm ngành được dự báo sẽ tạo đột phá thu hút vốn FDI vào ĐBSCL. Ảnh An Hòa
Nét mới trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở chỗ, tuy số dự án đầu tư mới không tăng nhưng số dự án điều chỉnh tăng vốn tăng mạnh, điều đó đã khẳng định lòng tin của doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư tại đây.
- 15-07-2022Xếp hạng tăng trưởng GDP trung bình các nước từ năm 1990 đến nay: Việt Nam đứng thứ mấy?
- 12-07-2022Top 10 tỉnh, thành bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân gần 20 năm qua
- 11-07-2022Thu nhập bình quân đầu người (PPP) của Việt Nam xếp thứ mấy thế giới?
Thêm hơn nửa tỷ USD đầu tư vào ĐBSCL
Theo số liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm nay, vùng ĐBSCL đã thu hút được hơn 666 triệu USD vốn FDI, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực lên 1.844 dự án với tổng vốn đăng ký trên 34,3 tỷ USD, chiếm trên 8% so với tổng vốn FDI của cả nước.
Đáng chú ý là mặc dù số dự án FDI đầu tư mới không tăng (35 dự án) nhưng có đến 55 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng thêm hơn 200 triệu USD. Điều này cho thấy tâm lý doanh nghiệp FDI rất lạc quan và đặt nhiều kỳ vọng vào cơ hội đầu tư, kinh doanh tại vùng này nói riêng và Việt Nam nói riêng.
Đã có 7/13 tỉnh, thành trong vùng thu hút được dự án đầu tư FDI mới với số vốn đăng ký trên 400 triệu USD; 8/13 địa phương thu hút được nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài góp mua cổ phần tại các doanh nghiệp. Bức tranh thu hút FDI của vùng dự báo sẽ có nhiều khởi sắc khi mà hàng loạt địa phương trong vùng đã chuẩn bị "đất sạch" và đang đẩy mạnh quảng bá xúc tiến mời gọi đầu tư trong những tháng cuối năm.
Theo phân tích của ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), nếu tính từ năm 2010 đến thời điểm trước khi bùng phát dịch COVID-19 (năm 2020): thu hút FDI vào vùng ĐBSCL tăng đến 20% mỗi năm. Thu hút FDI vào vùng này cũng đi vào thực chất và đa dạng hơn.
"Tuy nhiên, thời gian vừa qua số dự án FDI đầu tư vào vùng này có sự tập trung nhiều ở các địa phương gần TP. HCM như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long. Trong khi các địa phương khu vực Tây sông Hậu thì có rất ít dự án FDI. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do cơ sở hạ tầng của vùng còn nhiều hạn chế, tuy nhiên trong thời gian gần đây những hạn chế này cũng đang được dần khắc phục, điều này sẽ góp phần cải thiện thu hút đầu tư FDI cho vùng này trong một hai năm tới", ông Lam nhận định.
Dự kiến trong 5 năm tới vùng ĐBSCL sẽ có thêm 400km đường bộ cao tốc. Ảnh TX
Vốn FDI sẽ tăng theo tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng
Chia sẻ tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết trong giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn do địa phương vùng ĐBSCL quản lý dự kiến đạt khoảng 320.000 tỷ đồng, tăng 23,3% so với giai đoạn 2016-2020.
Ngoài ra, vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số Bộ như Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế... để triển khai các công trình dự án trong Vùng đạt khoảng 140.000 tỷ đồng. Tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của Vùng khoảng 460.000 tỷ đồng.
Với số vốn được bố trí như trên, sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng, như các tuyến đường bộ cao tốc (Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng), các tuyến đường quốc lộ; toàn bộ tuyến đường ven biển; một số trục động lực quan trọng kết nối với TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ; cảng hàng không; các công trình thủy lợi cấp nước, trữ nước, kiểm soát mặn…
"Với tầm nhìn, định hướng phát triển vùng được xác định rõ ràng, nhất quán, các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đang được tập trung đầu tư lớn và đồng bộ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có rất nhiều cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế tại vùng ĐBSCL", Bộ trưởng Dũng nhận định.
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, ĐBSCL có lợi thế với 5 cụm ngành, đó là cụm ngành lúa gạo, thủy sản, rau quả, du lịch và năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo có thể tạo bước đột phá trong thu hút vốn FDI cho khu vực. Với những cam kết về tăng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL của Chính phủ đã cơ bản giải tỏa được tâm lý e ngại của nhà đầu tư về nút thắt hạ tầng. Tuy nhiên, để đẩy nhanh thu hút FDI vào vùng này thì cũng cần vượt qua 5 thách thức, đó là: tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác thiếu bền vững, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng logistics chậm được cải thiện, phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế và thiếu lao động có tay nghề.
Nhà đầu tư