Thủ khoa đại học đáng thương nhất Trung Quốc
Chuyện gì đã xảy ra với nữ sinh này?
- 18-09-20242 thủ khoa toàn quốc cùng loạt "học bá" đình đám năm nay đều học ngôi trường này và phần đông chọn một ngành quen thuộc
- 17-09-2024Từng nản lòng trước việc học, 10X lội ngược dòng thành thủ khoa ĐH Luật Hà Nội
- 14-09-2024Nam sinh thi ĐH đạt vị trí thủ khoa nhưng bị tất cả trường từ chối, một trường tuyên bố thẳng: "Chúng tôi không bao giờ chấp nhận em"
Trong mắt nhiều người, thủ khoa được xem như là những viên ngọc quý, được các trường đại học danh tiếng "săn đón" bằng những học bổng giá trị, cơ hội nghiên cứu và môi trường học tập tốt nhất. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại những trường hợp hi hữu, khi mà "thủ khoa" - những người dẫn đầu cuộc đua tri thức, lại bất ngờ nhận được kết quả trái ngược. Thay vì được chào đón nồng nhiệt, họ lại bị các trường từ chối, đôi khi với những lý do "trời ơi đất hỡi".
Đối với các sĩ tử Trung Quốc, nếu đỗ danh hiệu thủ khoa, thì đa phần (nếu không muốn nói là chắc chắn) sẽ chọn học hoặc là Đại học Thanh Hoa, hoặc là Đại học Bắc Kinh bởi chất lượng đào tạo không thể bàn cãi của 2 ngôi trường này. Những sinh viên xuất phát từ 2 ngôi trường này, sau ra tốt nghiệp, đa phần sẽ không phải quá lo lắng về tương lai.
Tuy nhiên, cũng không phải tất cả các thủ khoa đại học đều có thể được nhận vào Thanh Hoa hoặc Bắc Đại. Chẳng hạn như một thủ khoa tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) tên Bạch Tương Lăng, nữ sinh đã bị dân tình gọi là "thủ khoa đại học đáng thương nhất" vì dù là thủ khoa nhưng bị Thanh Hoa và Bắc Đại khước từ.
Cụ thể, vào năm mà nữ sinh này thi đại học, hệ thống thi cử của tỉnh Giang Tô có sự khác biệt so với các tỉnh khác, điểm thi chỉ tính 3 môn Ngữ văn, Toán học, và Ngoại ngữ vào tổng điểm, các môn học khác thì không tính.
Tuy nhiên, trong giai đoạn tuyển sinh đại học, các trường không chỉ xem xét điểm của học sinh ở 3 môn Ngữ văn, Toán học, và Ngoại ngữ, mà còn phải xem xét cấp độ của các môn học khác. Đặc biệt là các trường đại học danh tiếng, yêu cầu học sinh phải có thành tích xuất sắc ở tất cả các môn học, và điểm GPA của các môn học khác cũng phải đạt loại A trở lên.
Mặc dù Bạch Tương Lăng đã trở thành thủ khoa của tỉnh Giang Tô với 430 điểm, nhưng điểm môn Lịch sử của cô không được như mong đợi, chỉ ở mức B+. Rõ ràng, điều này không đáp ứng được tiêu chuẩn để được nhận vào các trường đại học thuộc dự án 985. Nếu như Bạch Tương Lăng từng giành được giải thưởng trong các cuộc thi lớn trong nước hoặc quốc tế, thì kết quả sẽ khác.
Lúc đó cũng có không ít cư dân mạng hy vọng Thanh Hoa và Bắc Kinh có thể "chiếu lệ" cho Bạch Tương Lăng, nhưng kết quả cuối cùng lại không như mong đợi. Không được các trường đại học thuộc dự án 985 tuyển chọn, đối với thủ khoa của một tỉnh, đây thực sự là điều khó chấp nhận.
Lúc ấy, Bạch Tương Lăng dường như chỉ có hai lựa chọn: hoặc là học lại và thi lại, hoặc là chọn đi nước ngoài du học. May mắn thay, vào thời điểm đó, Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) đã mời cô bằng một suất học bổng toàn phần trị giá 1 triệu nhân dân tệ.
Cuối cùng, Bạch Tương Lăng đã quyết đến Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) để học tập. Sau khi nhập học, ngoại hình của Bạch Tương Lăng đã có sự thay đổi lớn so với trước. Nữ sinh không chỉ trông chững chạc mà còn trở nên xinh đẹp hơn.
Bạch Tương Lăng có thành tích học tập xuất sắc, khả năng học hỏi mạnh mẽ. Đã thế còn được tài trợ học bổng toàn phần, không lo lắng về vấn đề tài chính, tự nhiên Bạch Tương Lăng càng trở nên xuất sắc hơn.
Theo Sohu
Thanh niên Việt