Thử mổ xẻ linh kiện ổ SSD giá siêu rẻ mua trên mạng, người dùng ngã ngửa khi phát hiện “vật thể lạ”bên trong
Bất chấp những lời cảnh báo thường xuyên, người dùng vẫn tiếp tục bị thu hút bởi những món hàng được bán với giá quá tốt từ các chợ bán hàng trực tuyến.
- 30-07-2023Phát hiện số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không xuất xứ
- 21-05-2023Vì sao Apple không cho người dùng sửa chữa linh kiện, thay thế màn hình iPhone như trước kia?
- 04-05-2023Ford khó khăn chồng chất: Tạm dừng hoạt động 3 nhà máy vì thiếu linh kiện, loạt xe F-150 nằm im ngoài bãi không thể giao cho khách
Một người dùng PC tại Trung Quốc mới đây đã mua một ổ SSD M.2 NVMe gắn ngoài có dung lượng 512 GB mới qua mạng với giá hời, trước khi cảm thấy thất vọng với hiệu suất của thiết bị.
Đáng nói, tốc độ truyền dữ liệu kém đến mức người dùng này quyết định tháo ổ đĩa gắn ngoài được kết nối USB Type-C để xem ổ SSD được lắp bên trong. Thất vọng thay, bảng mạch của ổ SSD hóa ra có chiều dài chỉ bằng một nửa so với sản phẩm tiêu chuẩn. Chưa kể đến, ổ SSD này thực chất chỉ hàng 'trá hình', vốn bao gồm 2 chiếc thẻ nhớ microSD được gắn vào khe cắm!
Vẫn chưa rõ thông số kỹ thuật, tốc độ, dung lượng hoặc cách cấu hình của 2 chiếc thẻ nhớ này. Tuy nhiên, thực tế, nếu mỗi chiếc thẻ nhớ thậm chí không đạt dung lượng 256 GB, firmware điều khiển ổ đĩa có thể hiển thị đúng 512GB khi người dùng cắm thiết bị vào PC – một thủ thuật lừa đảo phổ biến.
Việc mổ xẻ kĩ càng hơn cho thấy chip điều khiển bộ nhớ trên bảng mạch PCB màu xanh lá cây của ổ SSD 'nhái' nà có thiết kế rất cũ. Chưa kể đến, cổng USB-C thực chất chỉ được nối dây để thực hiện truyền dữ liệu qua kết nối USB 2.0 – một chuẩn USB cũng thuộc dạng lâu đời!
Được biết, ổ SSD gắn ngoài giả mạo này có thể đạt tốc độ đọc cao nhất là 100 MB/s. Theo MyDrivers, tốc độ ghi dữ liệu chỉ đạt ngưỡng hàng chục MB/s, trừ khi hai thẻ MicroSD đôi được cấu hình ở RAID0 (không thể xảy ra).
Bất chấp những lời cảnh báo thường xuyên, người dùng vẫn tiếp tục bị thu hút bởi những món hàng được bán với giá quá tốt từ các chợ bán hàng trực tuyến.
Mua ổ SSD giá rẻ trên mạng, nhận về sản phẩm có hiệu năng thua cả ổ USB
Vào tháng 6/2023, Roman Hartung, chủ của kênh Youtube công nghệ 'der8auer' với 169 nghìn người đã chia sẻ về câu chuyện mua một chiếc ổ SSD dung lượng 4TB nhãn hiệu Samsung có tên mã "980 EVO' với mức giá cực "hời" trên nền tảng AliExpress.
Theo trang Tom's Hardware, Roman Hartung đã mua thử ổ SSD trên sau khi được khán giả giới thiệu. Tất nhiên, mặc dù biết rõ ràng đây là 'hàng nhái', Youtuber này vẫn quyết định xuống tiền để tận mắt 'kiểm chứng'.
Theo đó, dấu hiệu nghi vấn đầu tiên đến từ mức giá. Ổ SSD dung lượng 4TB của Samsung được bán với giá khoảng 44 USD trên AliExpress, tức rẻ hơn tới gần chục lần so với các loại ổ chính hãng có cùng mức dung lượng trên thị trường. Bản thân tên mã của sản phẩm cũng rất đáng ngờ, khi '980 EVO' (được ghi trên vỏ hộp) thậm chí còn không tồn tại trong danh mục sản phẩm của Samsung, chưa nói đến phiên bản 4TB.
Hartung cũng chỉ ra nhiều điểm đáng ngờ trên bao bì của hộp đựng sản phẩm. Ở mặt trước, vỏ hộp ghi đây là một ổ SSD chuẩn M.2 NVME. Tuy nhiên, tốc độ đọc ghi của ổ lại khá chậm so với một mẫu ổ SSD chuẩn NVME, khi chỉ tương đương với ổ chuẩn M.2 SATA. Trên thực tế, khi mở hộp, ổ thực sự sử dụng chân kết nối SATA.
Chưa kể đến, sau khi gỡ bỏ lớp sticker dán trên ổ, Youtuber này cũng phát hiện hành động tẩy xóa toàn bộ dấu hiệu nhận dạng các linh kiện của ổ, đơn giản như của chip điều khiển SSD. Mặc dù có thể đọc một số mã số trên chip NAND flash (với tận 2 mã số khác nhau trên 1 ổ SSD), der8auer không thể tìm thấy bất kỳ thông tin kỹ thuật nào về chúng.
Sau khi xem xét bề ngoài của ổ, der8auer quyết lắp ổ SSD 'Samsung 980 EVO 4TB' mới của mình vào máy tính để kiểm tra thông số. Khá ngạc nhiên, khi kết nối, Windows đã hiển thị thiết bị này dưới dạng ổ đĩa SSD với dung lượng còn trống là 3,72 TB.
Thậm chí, công cụ kiểm tra ổ cứng nổi tiếng CrystalDisk Info cũng hiển thị mức dung lượng còn trống nói trên. Tuy nhiên, khi chạy thử các bài đánh giá về tốc độ đọc ghi, mẫu ổ SSD “'Samsung 980 EVO 4TB” này mới thực sự…”lộ nguyên hình”. Theo đó, tốc độ đọc được ghi nhận là 36,25 MB/s và tốc độ ghi thậm chí còn tệ hơn, chỉ đạt 0,84 MB/s. Có thể thấy, tốc độ của ổ SSD ‘nhái’ thậm chí còn chậm hơn so với các ổ SSD, vốn có giá rẻ hơn nhiều.
Được biết, cùng với chiếc SSD Samsung 4 TB giả, Roman Hartung cũng đã mua thử thêm một loạt ổ lưu trữ hàng nhái khác trên AliExpress để kiểm chứng. Chẳng hạn, Youtuber này đã mua 2 ổ SSD gắn ngoài thương hiệu Seagate với dung lượng quảng cáo từ 64 và 128TB, cùng một ổ cứng M.2 có mã sản phẩm là “Samsung 980 Pro 4 TB” (trong khi phiên bản chính hãng còn chưa ra mắt trên thị trường).
Đương nhiên, chúng đều có giá bán rất rẻ, kèm theo chất lượng thường thấy của một sản phẩm hàng giả. Chẳng hạn, bên trong chiếc “Seagaate 64TB” chỉ gắn kèm…một bộ chuyển đổi USB sang thẻ nhớ microSD, cùng với một thẻ nhớ dung lượng 64 GB.
Trong khi đó, mẫu ổ SSD ‘nhái’ Samsung 980 PRO 4TB (có giá bán 55 USD) có khá khẩm hơn đôi chút, khi đạt tốc độ đọc và ghi lần lượt là 2,473 MB và 1,057 MB. Tuy nhiên, tốc độ ghi này chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, trước khi giảm mạnh do thiếu bộ nhớ đệm. Ngoài ra, dung lượng 4TB của ổ thực chất chỉ đạt gần 1TB.
Tổng hợp
Phụ nữ số