Thứ này trong nhà bếp còn bẩn gấp bồn cầu 200 lần, chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua: Người Việt đang mắc phải 2 sai lầm khi dùng mà không biết!
Đây là vật dụng vô cùng quen thuộc trong gian bếp người Việt nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu sử dụng sai cách.
- 25-08-2021Thớt gỗ, thớt nhựa, thớt tre: Loại nào an toàn và vệ sinh nhất? Chọn sai dễ rước bệnh vào người
- 24-03-2021Tăng 17% từ đầu năm, cổ phiếu của doanh nghiệp chuyên sản xuất thớt gỗ, đồ chơi trẻ em đang ở mức cao nhất kể từ khi niêm yết
- 10-09-2016Sử dụng thớt gỗ bị mốc có thể gây ung thư gan?
Trong một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Arizona, Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trung bình một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Số vi khuẩn đó là kết quả của những lần chúng ta cắt, thái vô vàn loại thực phẩm từ chín đến sống, từ thịt đến rau.
Sau một thời gian dài sử dụng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng như bảo quản hợp lý, thớt gỗ rất dễ bị mốc. Số nấm mốc đó có thể chứa độc tố aflatoxin . Độc tính của aflatoxin B1 gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng, hoặc có thể gây ung thư gan. Năm 1993, aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) thuộc WHO đánh giá là chất gây ung thư tự nhiên, xếp vào nhóm 1.
2 sai lầm khi dùng thớt gỗ gây ung thư mà người Việt thường mắc phải
1. Không dùng riêng thớt để chế biến thịt
Nghiên cứu cho thấy, thịt sống, bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm và cả cá có thể chứa vi khuẩn như E. coli và salmonella. Đây là những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, đường ruột... Nếu bạn chỉ sử dụng một chiếc thớt cho tất cả mọi nguyên liệu, từ thịt đến rau củ, hoa quả... thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên. Bởi vi khuẩn từ thịt sẽ bám lại trên bề mặt của thớt gỗ, sau đó nó sẽ dính vào các thức ăn khác và kết quả là vào cơ thể bạn. Tốt nhất bạn hãy dùng riêng 2 loại thớt cho đồ sống và đồ chín. Sau khi dùng cần rửa sạch với xà phòng và nước ấm, phơi khô dưới nắng rồi mới đem cất.
Sau khi dùng cần rửa sạch với xà phòng và nước ấm, phơi khô dưới nắng rồi mới đem cất.
2. Thớt gỗ quá 1 năm chưa thay
Nhiều gia đình cho rằng thớt gỗ là vật dụng bền bỉ, có thể sử dụng hàng chục năm vẫn chưa hỏng nên không cần thay mới. Nhưng sự thực là thớt gỗ cũng có tuổi thọ giống như bao vật dụng khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội): Thớt gỗ là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn, khiến vi khuẩn sinh sôi rất nhanh nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Nếu thớt gỗ được bảo quản trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh sẽ dễ hình thành nấm mốc, sản sinh ra độc tố aflatoxin, ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận. Đặc biệt việc đun sôi hay lau rửa bình thường không thể làm sạch aflatoxin.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo các gia đình không nên dùng thớt quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay thớt một lần.
Thớt gỗ nên sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe?
- Mỗi gia đình nên có sẵn 2 chiếc thớt gỗ, dùng riêng cho đồ sống và chín.
- Để vệ sinh thớt, sau khi rửa nên rắc một lớp muối lên trên bề mặt rồi chà xát bằng miếng bọt biển cho đến khi muối tan hết rồi rửa lại một lần nữa. Hoặc bạn cũng có thể đổ giấm trực tiếp lên thớt, để khô tự nhiên dưới ánh mặt trời, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Sau khi cắt thịt sống, thịt gia cầm hoặc hải sản trên thớt nên làm sạch hoàn toàn bằng nước xà phòng nóng, sau đó khử trùng bằng thuốc tẩy clo hoặc dung dịch vệ sinh khác và rửa sạch bằng nước sạch.
- Tất cả các thớt cũ bị mòn hay dùng quá lâu, có rãnh khó làm sạch thì cần phải được loại bỏ và mua thớt mới.
Pháp luật & bạn đọc