MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu nhập cao chưa chắc trở thành người giàu có, bạn phải làm được điều này thì mới duy trì sự giàu có đến hết đời

18-05-2021 - 13:49 PM | Sống

Hôm nay, chúng ta hãy nói đến việc làm sao mới duy trì được sự giàu có về sau.

Gần đây, tôi có đọc một cuốn sách “Người cha giàu và người cha nghèo". Nói một cách nôm na, cuốn sách này dạy cho bạn làm sao để trở thành người giàu, đã xuất bản được 20 năm và bán rất chạy.

Điểm nổi bật nhất trong cuốn sách này chính là nó trả lời một câu hỏi mà nhiều người muốn tìm hiểu: Trong vấn đề kiếm tiền, sự khác biệt lớn nhất giữa người nghèo và người giàu là gì, làm thế nào để người nghèo giàu lên.

Về vấn đề này, có người có quan niệm sai lầm như thế này: Chỉ cần có thu nhập cao thì sẽ giàu có.

Thu nhập cao chưa chắc trở thành người giàu có, bạn phải làm được điều này thì mới duy trì sự giàu có đến hết đời - Ảnh 1.

Trên thực tế, việc bạn có thu nhập cao chỉ giúp bạn không phải rơi vào tình trạng thiếu cơm ăn áo mặc, nhưng nó chưa chắc giúp bạn ngày càng giàu lên. Tôi tin rằng, bạn đã gặp nhiều người như thế này. Họ vốn có thu nhập khá nhưng luôn thiếu tiền, lương tháng lãnh ra là chi tiêu cho những thứ cần thiết, về cơ bản chẳng còn lại gì.

Nhiều vận động viên nổi tiếng quốc tế đã kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm khi còn trẻ, nhưng khi ở độ tuổi 30 và 40, họ không có tài sản gì trong tay hoặc làm một số công việc lương thấp để sống qua ngày bởi vì họ không biết tiết kiệm và nghĩ cách duy trì tài chính của mình.

Nhiều người bị mê hoặc bởi những nơi trả lương cao. Việc bạn được trả lương cao đồng nghĩa với việc áp lực công việc cao, mỗi ngày trôi qua đều bán chất xám để kiếm tiền, vòng tròn này sẽ cứ lặp đi lặp lại. Mở mắt ra là đi làm, cuối tháng lãnh lương thanh toán hóa đơn, và cứ như thế ngày qua ngày. Nhưng nếu bạn không biết tiết kiệm và nghĩ cách để "bảo tồn" số tiền kiếm được ấy thì không thể giàu có được.

Vậy làm thế nào để duy trì sự giàu có: Đó chính là phải có nhiều tiền tiết kiệm và mua được nhiều tài sản.

Mọi người thường nói một câu: “Người giàu bỏ tiền ra mua tài sản, người nghèo và tầng lớp trung lưu thì mua nợ, nhưng nhiều khi họ nghĩ đó là tài sản".

Thu nhập cao chưa chắc trở thành người giàu có, bạn phải làm được điều này thì mới duy trì sự giàu có đến hết đời - Ảnh 2.

Nghe có vẻ đơn giản đến khó tin đúng không nào, nhưng nếu bạn có thể tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc này trong thời gian dài thì bạn sẽ thấy được tác dụng khôn lường của sự giàu có.

Điểm quan trọng nhất ở đây là bạn phải tìm ra chính xác đâu là tài sản và đâu là nợ phải trả.

Cái gọi là tài sản là thứ liên tục đưa tiền vào túi bạn. Và cái gọi là nợ nần là thứ liên tục lấy tiền ra từ túi bạn. Nói cho bạn dễ hiểu, trừ khi bạn có nhu cầu đặc biệt, những chiếc xe hơi cao cấp, đồng hồ hiệu, quần áo thời thượng của bạn đều không phải là tài sản, mà là nợ phải trả. Bởi lẽ, một khi bạn lái chiếc xe siêu sang ra khỏi showroom thì nó đã mất 25% giá trị ban đầu.

Nếu bạn quan sát kỹ những người giàu có chỉ số tài chính cao, bạn sẽ thấy rằng họ có xu hướng tiêu tiền vào tài sản đẻ ra tiền, và chỉ chi cho những phí sinh hoạt hằng ngày thay vì các khoản nợ.

Người nghèo và tầng lớp trung lưu thường theo đuổi cuộc sống chất lượng cao ngay khi họ giàu có. Họ sẽ mua ngay những mặt hàng xa xỉ để nâng tầm giàu có của mình lên. Ở ngoài đường, nhiều cô gái cầm iPhone nhưng chỉ kiếm được vài triệu một tháng.

Không phải người giàu không mua hàng xa xỉ, mà trước tiên họ sẽ tạo ra các tài sản, sau đó dùng tiền thu được từ tài sản để mua hàng xa xỉ.

Sự xa xỉ thực sự là phần thưởng cho lợi tức đầu tư và việc tích lũy vốn

Người giàu sẽ tập trung vào mua tài sản. Thu nhập do tài sản tạo ra không chỉ có thể bù đắp chi tiêu mà phần còn lại có thể mua tài sản khác, mang lại nhiều thu nhập hơn, việc này dẫn đến người giàu ngày càng giàu hơn.

Người nghèo coi trọng mức lương hiện tại và tìm cách tìm một công việc được trả lương cao hơn, hoặc thậm chí làm nhiều công việc cùng một lúc.

Vì vậy, nếu bạn muốn giàu có và duy trì sự giàu có đến hết đời thì nên tích lũy tài sản từ bây giờ.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Tiểu Lương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên