Thu nhập cao, Tết "ấm", nhân sự ngân hàng tiếp tục "hot"
Ảnh minh hoạ
Tuy có những thời điểm ngành ngân hàng gặp khó khăn, thu nhập giảm, việc trở thành banker bớt đi sức hút…nhưng thực tế nghề ngân hàng chưa bao giờ hết "hot".
- 18-02-2022Ngân hàng đua nhau tuyển dụng, Vietcombank muốn tuyển số lượng lớn, không yêu cầu kinh nghiệm
- 14-02-20224 dấu hiệu nhận biết các ngân hàng sắp tuyển dụng số lượng lớn
- 13-02-2022Một "ông lớn" ngân hàng tuyển dụng ồ ạt 700 vị trí ngay từ đầu năm
- 20-01-2022Ngân hàng sẽ tăng tuyển dụng nhân sự quy mô lớn trong năm 2022
Tết ấm của dân Bankers
2021 là năm mà phần lớn ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với mức tăng trưởng hai chữ số, thậm chí một số có lợi nhuận tăng tính bằng lần. Nhờ đó, cán bộ nhân viên ngành ngân hàng hưởng thu nhập và chế độ tốt hơn năm trước.
Nhờ vậy mà Tết Nhâm Dần 2022, ngân hàng là một trong những nhóm ngành có mức đãi ngộ tốt nhất trên thị trường lao động. Tùy từng quy mô ngân hàng và vị trí công việc, trung bình mỗi banker nhận được mức thưởng từ 2-9 tháng lương/ người... So với mặt bằng chung, mức thu nhập và thưởng Tết của nghề ngân hàng đang khá "ấm êm".
Bên cạnh nguồn thu chính ngân hàng đến phúc lợi cao, thưởng cổ phiếu ESOP mà giá trị cổ phiếu và cổ tức tăng cao cũng khiến sức hút vào làm ngân hàng trở nên "nhiệt" hơn.
Lãnh đạo cấp cao một ngân hàng có Hội sở tại TP. HCM cho biết, nguồn thu phi tín dụng ngày càng đa dạng đã đóng góp lớn vào thu nhập các nhà băng, đến từ bán chéo bảo hiểm, thu dịch vụ thanh toán, ngoại hối hay đầu tư chứng khoán. Cạnh đó, chi phí hoạt động được tối ưu hóa với hệ số chi phí/ tổng thu nhập hoạt động tại nhiều ngân hàng giảm đáng kể…
Một điều không thể không nhắc tới, đó là sự thích ứng và nhạy bén của các ngân hàng trong tình hình mới đã giúp các nhà băng đổi mới đón đầu xu hướng, sự đa dạng hóa và cải thiện sản phẩm- dịch vụ và ứng dụng số hóa mạnh mẽ. Trong đó, việc ứng dụng số hóa một cách đồng bộ đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và vận hành, tiết giảm chi phí hoạt động và nhân sự, nên các ngân hàng vẫn hoạt động thông suốt, ngay cả trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Như tại HDBank, từ năm 2020 đến nay, khi dịch bệnh xảy ra, cũng đúng vào thời điểm nhà băng này đẩy mạnh số hóa trong mọi mặt hoạt động của ngân hàng, từ các quy trình giao dịch, vận hành, nhân sự, đánh giá,… và đến bây giờ thì ngân hàng càng đẩy mạnh số hóa nhanh, và toàn diện hơn nữa. Những đổi mới này đã giúp HDBank thành công trong việc xây dựng được một nền tảng khách hàng lớn, đồng hành và gắn bó.
Môi trường làm việc áp lực nhưng… hạnh phúc
Trên đà thích ứng mạnh mẽ và tăng trưởng, những ngày đầu tiên đi làm sau Tết Nhâm Dần 2022, nhiều ngân hàng tiếp tục ồ ạt tuyển dụng hàng ngàn nhân sự trên cả nước.
Chẳng hạn VietinBank đã thông báo tuyển số lượng lớn tới 583 nhân sự tại 47 Khu vực trên cả nước. Trong đó vị trí quan hệ khách hàng bán lẻ được tuyển dụng nhiều nhất với 259 chỉ tiêu. Vietcombank thì thông báo tuyển dụng hơn 100 nhân sự không cần kinh nghiệm. Trong khi đó HDBank thông báo tuyển dụng tới hơn 1.000 vị trí Bán hàng (Sales) mảng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và kinh doanh bảo hiểm làm việc tại các điểm kinh doanh trên toàn quốc.
Giám đốc nhân sự của một nhà băng cho biết, giai đoạn hiện tại, thị trường tuyển dụng bankers phản ánh một sắc thái khác: Khi các ngân hàng đã thích ứng trở lại về kinh doanh, có định hướng, chiến lược, mục tiêu cao trong giai đoạn mới với tầm vóc, quy mô, giá trị thương hiệu tăng lên... thì ngân hàng sẽ tuyển dụng với số lượng nhiều hơn, yêu cầu chất lượng nhân sự cũng sẽ cao hơn. Mặt khác, phía nhân sự ứng tuyển cũng ra những mong đợi lớn hơn với các nhà băng. "Lượng đổi, chất đổi", là hình ảnh tuyển dụng ở 2 chiều thu hút và đầu tư nhân sự ngân hàng hiện nay. Điều này làm nên một môi trường làm việc áp lực và cũng thật hạnh phúc", ông này nói.
Với đặc thù công việc đòi hỏi cao về khả năng chuyên môn và các kỹ năng nghề nghiệp, cũng tạo nên là cơ hội phát triển nghề nghiệp của các banker so với các ngành khác, vì thế khả năng thích ứng của dân bankers khá cao trong các giai đoạn. Nếu trước đây, có những thời điểm ngành gặp khó khăn, một "luồng" bankers chuyển sang làm các ngành khác liên quan như bất động sản, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm… , thì mấy năm trở lại đây, nhân sự các ngành trên chuyển sang làm ngân hàng khá nhiều.
Chị Nguyễn Minh Thu, một cán bộ quản lý của HDBank, một trong những người được trả lời khảo sát ngẫu nhiên của HR Asia mới đây, chia sẻ, chị rất hạnh phúc khi được làm việc ở HDBank, nơi gây ấn tượng với chị bởi nữ thuyền trưởng là 1 trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới, Madam Nguyễn Thị Phương Thảo, người luôn truyền cảm hứng cho mỗi CBNV. "Ngân hàng liên tục phát triển, đạt những mục tiêu mới, theo đó lương thưởng tăng - điều mà người lao động nào cũng mong, đi cùng là việc được làm việc trong môi trường tốt, thương hiệu uy tín, được xây dựng lộ trình, mục tiêu thăng tiến khiến chúng tôi hài lòng và rất tự hào mình là HDBankers", chị Thu nói với HR Asia.
Nhìn lại chặng đường phát triển, HDBank đã có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong giai đoạn 2016-2021, với tổng tài sản tăng 2,5 lần; lợi nhuận tăng 7 lần. Theo một chuyên gia nhân sự đánh giá, tốc độ tăng trưởng và tầm nhìn của ngân hàng cũng tạo sức hút tuyển dụng nhân sự cho ngân hàng. Có đặt mục tiêu cao thì có áp lực lớn, nhưng những nhân sự chất lượng thì sẽ luôn chọn những tổ chức trên đà phát triển như vậy. Tổ chức phát triển thì người lao động sẽ có nhiều cơ hội cọ xát, cống hiến và thành công.