Thu nhập "khủng", streamer và YouTuber đóng thuế ra sao?
Streamer, YouTuber là những người sáng tạo nội dung (Content Creator) trên mạng và kiếm tiền thông qua các nền tảng mạng xã hội hoặc nền tảng phát sóng thứ ba, thu nhập của họ có thể từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng.
- 08-03-2022Phụ nữ Việt Nam dành bao nhiêu % thu nhập cho mỹ phẩm?
- 07-03-2022Dự án trọng điểm quốc gia đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô giảm 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư
- 07-03-2022Mục tiêu hoàn thành hơn 800 km cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2030
Thu nhập "khủng" nhờ làm Youtuber, Streamer
Top 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật nhất năm 2021 của Việt Nam đứng đầu là Gãy Media với 3.9 triệu người đăng ký.
Theo ước tính của trang Social Blade chuyên thống kê xếp hạng các tài khoản trên mạng xã hội gồm YouTube, Twitter, Twitch và Instagram..., với 3.9 triệu người đăng ký và có hơn 1,7 tỷ lượt xem, ước tính kênh Gãy Media có thu nhập từ 159.900 - 2,6 triệu USD trong vòng 1 năm, tương đương 3,8 - 59 tỷ đồng.
Khoản thu nhập trên Youtube của Gãy TV theo ước tính của trang Social Blade.
Xếp thứ 2 trong danh sách là kênh Mixi Gaming của YouTuber Độ Mixi hiện có 6,1 triệu người đăng ký theo dõi và tổng số lượt xem video đạt hơn 2,1 tỷ. Kênh này được ước tính trong vòng 1 năm có thu nhập được từ 169.000 – 2,7 triệu USD, tương đương từ hơn 1,6 - 25,3 tỷ đồng.
Khoản thu nhập trên Youtube của Độ Mixi theo ước tính của trang Social Blade.
Theo sau là kênh Đức Mõm TV hiện có 1,6 triệu người đăng ký và có hơn 200 triệu lượt xem. Social Blade ước tính kênh nhạc chế này trong vòng 1 năm thu về từ 141.400 - 2.3 triệu USD, tương đương từ 3,2 - 52 tỷ đồng.
Với thu nhập ước tính "khủng" như vậy, các cá nhân hoạt động trên nền tảng Youtube, Facebook, Google chịu thuế ra sao?
Nghĩa vụ kê khai thuế
Theo c Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế, đối với các cá nhân ký hợp đồng với những công ty đối tác của Google, Facebook… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế như trước đây mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay.
Còn đối với cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook... thì cá nhân có nghĩa vụ tự khai thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp có doanh thu từ Google, Facebook... thì sẽ khai thuế theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Thuế suất thuế thu nhập từ YouTube, Facebook, Google
Đối với doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp nhận được doanh thu từ các nền tảng thì phải kê khai và đóng thuế TNDN và thuế GTGT với mức thuế TNDN là 20% (Tổng doanh thu- chi phí) và 10% thuế GTGT theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Điều 8 Luật thuế GTGT 2008 .
Đối với cá nhân có thu nhập từ YouTube, Facebook, Google
Theo quy định tại Điều 1 và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube… dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.
Đối với các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, cá nhân phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và 2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.
Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ YouTube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của YouTube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.