Thu nhập tăng nhưng vẫn nghèo?
Việt Nam đang là một trong số ít các quốc gia mà người nghèo (40% dân số nghèo nhất) tăng thu nhập nhanh hơn trung bình dân số.
- 17-07-2019Công chức sử dụng điện, nước, xăng dầu… vượt định mức sẽ bị phạt tiền
- 17-07-2019Giàu có trong bức bối, ô nhiễm
- 16-07-2019Nhiều dự án điện sẽ được áp hưởng cơ chế đặc thù
Mới đây, Chương trình Phát triển liên hợp quốc kết hợp với Tổ chức Nghèo đói và Sáng kiến phát triển con người của Oxford đã cho ra mắt Báo cáo Chỉ số Nghèo đa chiều.
Sự bất bình đẳng giữa những người nghèo đa chiều có xu hướng gia tăng với giá trị Chỉ số Nghèo đa chiều, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Một nửa trong số 1,3 tỷ người nghèo đa chiều là trẻ em dưới 18 tuổi. Một phần ba là trẻ em dưới 10 tuổi.
Trong khi 10,7% trẻ em gái Nam Á không đi học và sống trong một gia đình nghèo đa chiều, thì riêng Afghanistan đã lên tới 44%. Trên khắp 101 quốc gia, có 1,3 tỷ người, chiếm 23,1% là người nghèo đa chiều. Hai phần ba số người nghèo đa chiều sống ở các nước thu nhập trung bình. 94 triệu người nghèo đa chiều sống ở các nước thu nhập trung bình cao, trong đó tỷ lệ nghèo địa phương dao động từ 0% đến 69,9%.
792 triệu người nghèo đa chiều sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, trong đó tỷ lệ nghèo đói đa chiều ở địa phương dao động từ 0% đến 86,7 phần trăm. 440 triệu người nghèo đa chiều sống ở các nước thu nhập thấp, nơi mà tỷ lệ nghèo đói đa chiều ở địa phương dao động từ 0,2% đến 99,4%.
Trong số 8 quốc gia được chọn có dữ liệu, chỉ có Peru và Việt Nam 40% người nghèo nhất có mức tăng trưởng thu nhập hoặc tiêu dùng bình quân đầu người cao hơn tổng dân số.
Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống cho nhiều gia đình, giảm thiểu việc họ để trẻ em lao động. Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào giáo dục, đảm bảo tỷ lệ nhập học cao, đặc biệt chú trọng đến trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em vùng cao.
Truyền thông và các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã giúp nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và tác hại của lao động trẻ em. Hiện tại, Việt Nam đang triển khai chương trình quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.
Tại sao cần phải điều tra sự bất bình đẳng giữa những người nghèo đa chiều? Bởi vì dù tất cả họ đều được xác định là nghèo đa chiều, cường độ nghèo mà họ phải đối mặt khác nhau.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2018 tỷ lệ nghèo đa chiều là 6,8%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2017, đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược giảm nghèo quốc gia. Xu hướng giảm này ở cả thành thị, nông thôn và các vùng kinh tế, đây cũng là kết quả tích cực của công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam.
Đời sống dân cư nửa đầu năm 2019 nhìn chung được cải thiện, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của nhân dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua đã có những tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.