"Thủ phạm" khiến bạn có thể mắc bệnh gan dù không uống bia rượu
Các chuyên gia cho rằng đây có thể là một tình trạng bệnh hoàn toàn mới. Rất nhiều người bị bệnh gan nhưng chưa biết nguyên nhân mới này.
- 12-11-2017Đừng chỉ đổ lỗi cho chất béo, đây cũng là thủ phạm gây bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư
- 10-10-2017Bệnh gan rất khó phát hiện, nếu thấy 4 dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay!
- 30-07-2017Những cách đơn giản để phòng tránh bệnh gan: Ai cũng phải làm được thì mới khỏe mạnh!
Trường hợp mắc bệnh của một cô gái trẻ người Mỹ
Một trường hợp đã xảy ra với bệnh nhân Becky McKeown khi cô phát hiện ra bụng mình có dấu hiệu đau dai dẳng và lầm tưởng đó là dấu hiệu của chứng tăng cân. Từ lúc có con ở tuổi 16, cân nặng của cô đã tăng khoảng hơn 45kg cùng với thời điểm bắt đầu đau bụng.
Ở tuổi 22, khi đi khám bệnh, bác sĩ kết luận cô đã mắc bệnh gan . Bệnh tiến triển nhanh và có nguy cơ thành xơ gan, khiến gan sẽ bị sưng tấy cho đến khi cô 40 tuổi. Điều đáng chú ý là Becky rất hiếm khi uống bia rượu.
Ảnh Becky McKeown khi cô phát hiện ra bụng mình có dấu hiệu đau dai dẳng và lầm tưởng đó là dấu hiệu của chứng tăng cân
Đánh giá của chuyên gia
Trường hợp của Becky được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không chứa chất sắt (NAFLD). Nguyên nhân dẫn đến bệnh đó là chất béo tích tụ quá nhiều (hơn 10% lượng mỡ trong gan) và chia làm hai loại: Gan nhiễm mỡ thường và gan nhiễm mỡ không chứa chất cồn (NASH).
Theo Viện Nghiên cứu bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận (NIDDK), với gan nhiễm mỡ thường, chất béo trong gan thường không có viêm hay gây tổn thương hoặc biến chứng cho gan. Còn NASH thì ngược lại, chúng có thể gây ra viêm và tổn thương, dẫn dễn xơ gan hoặc ung thư gan , khiến cho cơ thể suy nhược trầm trọng và nguy hiểm hơn là phải phẫu thuật ghép gan .
Những người bị béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2 thường có xu hướng mắc NAFLD dễ dàng. Không chỉ vậy, NAFLD cũng có thể xảy ra đối với những người không thừa cân nhưng lại có chế độ ăn uống kém và ít vận động, nhất là những người hay ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường hóa học.
Một số triệu chứng cần lưu ý
Các bác sĩ đã gần như "bó tay" với tình trạng của Becky. Càng để lâu, bệnh càng nặng hơn từng ngày. Da của cô chuyển dần thành sắc vàng, cơn đau gan ngày càng tăng. Nhưng đáng sợ hơn, một bác sĩ đã phát hiện ra kí sinh trùng trong gan của cô chứ không phải ung thư.
Ngoài những triệu chứng khác biệt như của Becky, còn có những dấu hiệu như mệt mỏi, ngứa ngáy, lơ đãng, đau bụng. Nhưng theo Viện nghiên cứu gan Mỹ, thường thì mọi người không nhận thấy rõ triệu chứng của mình.
Shoshana Ungerleider, bác sĩ ở một bệnh viện tại San Francisco (Mỹ) cho rằng hầu hết mọi người sẽ gặp phải các dấu hiệu như cảm lạnh , cảm cúm, hoặc cảm thấy đau bụng ở vùng gan. Chúng thường rất mơ hồ và rất khó kiểm soát nên sẽ rất khó cho các bác sĩ trong việc xác định mức độ của bệnh.
Ảnh minh họa
Phương pháp điều trị
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị y khoa hoặc phẫu thuật nào cho NAFLD, nhưng thay vào đó bạn có thể chữa bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống thường ngày của mình.
Ông Wayne Eskridge, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Fatty nói rằng, việc thay đổi này càng sớm thì bệnh sẽ ngày càng thuyên giảm, ngay cả khi chưa có bệnh thì phòng ngừa cẩn thận vẫn là hơn.
Thêm vào đó, Tiến sĩ Ungerleider cũng cho biết, tế bào gan có cơ chế tự lành và hoạt động lành mạnh trở lại. Nhưng để đạt được điều đó, hãy năng ăn nhiều chất xơ, hoa quả, loại bỏ các loại thức ăn nhanh và không uống rượu bia. Đồng thời, chăm chỉ tập thể dục để cơ thể cân bằng lại sức khỏe tốt hơn.
Kể từ khi đưa chế độ ăn uống và sinh hoạt vào khuôn khổ, Becky đã giảm được hơn 36kg và enzym trong gan cũng giảm theo. Cứ mỗi 10 năm, cô đi khám sức khỏe đều đặn và lấy sinh thiết để theo dõi và đảm bảo tình trạng cơ thể khỏe mạnh.
*Theo Self
Trí thức trẻ