MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thứ trưởng: 'Mực, cá... tồn đọng vì chủ quan, thờ ơ'

08-08-2019 - 14:19 PM | Thị trường

Từ giữa năm 2018, Bộ Công Thương đã có công văn gửi 63 tỉnh, thành để cảnh báo về thủ tục trao đổi chính ngạch của Trung Quốc, về nguồn gốc, vùng trồng, đăng ký nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nhưng...

Tại cuộc họp với Cục Xuất nhập khẩu diễn ra ngày 7-8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: Sáu tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc (TQ) đạt gần 1,5 tỉ, giảm 1,7% so với cùng kỳ. Mức giảm không đáng kể nhưng ảnh hưởng, báo hiệu cho chúng ta cần quan tâm, thay đổi.

Ngoài nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ từ phía TQ yếu đi, thì hiện nay, TQ chuyển mạnh từ trao đổi cư dân sang trao đổi chính ngạch.

Do đó, khi chuyển sang chính ngạch, đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương mở rộng hơn nữa diện mặt hàng rau quả được xuất khẩu sang TQ theo đường chính ngạch.

Nếu như các tỉnh và các doanh nghiệp cùng vào cuộc cùng tuân thủ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp thì câu chuyện xuất khẩu nông sản sang TQ có thể đã tốt hơn chứ không chỉ dừng lại ở kết quả của sáu tháng đầu năm.

“Từ giữa năm 2018, Bộ Công Thương đã có công văn gửi 63 tỉnh, thành để cảnh báo về thủ tục trao đổi chính ngạch của TQ, về nguồn gốc, vùng trồng, đăng ký nhà sản xuất, nhà xuất khẩu... nhưng nhiều doanh nghiệp chủ quan, thờ ơ không triển khai theo yêu cầu xuất khẩu từ phía đối tác, nhất là thủy sản. Cho nên mới dẫn đến câu chuyện mực tồn ở Quảng Nam, cá nục tồn ở Quảng Trị” - ông  Khánh dẫn chứng.

Thực tiễn cho thấy cả nước có hơn 680 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang TQ và TQ cho phép 128 loại thủy sản được xuất khẩu vào TQ nhưng một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì cách bán hàng thông qua trao đổi cư dân để đến khi thay đổi thì không thể xuất khẩu được nữa.

Thực tiễn cũng cho thấy tỉnh nào vào cuộc thì sản phẩm nông sản của tỉnh đó bán rất tốt. “Bắc Giang, ba vụ vải gần đây xuất khẩu rất thuận lợi, xoài Sơn La làm ra không đủ, đến bán quả nhãn cũng vậy, chúng ta đã tiêu thụ được hết, không thừa quả nào.

“Nếu như tỉnh và các doanh nghiệp cùng vào cuộc cùng tuân thủ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp thì câu chuyện xuất khẩu nông sản sang TQ có thể đã tốt hơn chứ không chỉ dừng lại ở kết quả của sáu tháng đầu năm” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Thứ trưởng: Mực, cá... tồn đọng vì chủ quan, thờ ơ - Ảnh 1.

UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) mới đây cho biết địa phương đang tồn đọng 930 tấn mực khô của ngư dân và thương lái do không thể xuất sang TQ.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đồng tình với những chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tại cuộc họp, nhất là cho những nhiệm vụ, những vấn đề lớn cho sáu tháng cuối năm. Như Thủ tướng Chính phủ đã nói, chúng ta bàn tiến chứ không bàn lùi , bộ trưởng yêu cầu cho đến giờ phút này, các chỉ tiêu đặt ra phải quyết tâm thực hiện chứ không điều chỉnh.

Đại diện Bộ Công Thương nhận định, xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2019 tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố bất ổn, tăng trưởng được dự báo không ở mức cao. Xung đột thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang gây tâm lý lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư.

Các nước tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe như EC xiết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, áp dụng các quy định về đánh bắt thủy sản hợp pháp (IUU) và sử dụng gỗ nguyên liệu hợp pháp (FLEGT); nhiều nước ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc ...

Xuất khẩu bảy tháng đầu năm ước đạt 145,1 tỉ USD, thấp hơn khoảng 1 tỉ USD so với kịch bản tăng trưởng đề ra. Dự báo cả năm 2019 xuất khẩu đạt khoảng 261-262 tỉ USD, tăng khoảng 7%-7,5% so với năm 2018. Như vậy, từ nay tới cuối năm, bình quân mỗi tháng xuất khẩu phải đạt khoảng 23,2-23,4 tỉ USD.

Theo PV

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên