MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch "cải cách giáo dục" khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn

06-06-2021 - 19:48 PM | Tài chính quốc tế

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch "cải cách giáo dục" khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn

Cách dạy toán mới có thể khiến nước Mỹ trong tương lai chế tạo ra những con tàu vũ trụ với đích đến dự kiến là mặt trăng nhưng khi phóng lên lại rơi tõm xuống đại dương.

Cứ như thể đại dịch Covid-19 còn chưa đủ khiến người Mỹ căng thẳng nên giờ này họ lại phải quay sang lo lắng về việc những đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học không được tiếp cận chương trình toán phù hợp vì cái gọi là mục tiêu công bằng xã hội của nhà trường.

Nhiều hệ thống trường học lớn đang nhồi nhét các nghiên cứu về công bằng xã hội vào chương trình học bắt đầu từ tháng 9. Vốn dĩ, công bằng xã hội có nghĩa là đảm bảo mọi cá nhân, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, dân tộc hoặc khuyết tật đều có cơ hội bình đẳng để phát huy tối đa tiềm năng của mình. Vấn đề ở chỗ, khái niệm công bằng xã hội hiện giờ đã bị hiểu là "cào bằng": tất cả các nhóm trong xã hội phải đảm bảo đạt được kết quả ngang bằng với các nhóm khác.

Toán học trở thành một mục tiêu nhắm tới của công bằng xã hội. Theo quan niệm của một nhóm người, cách thức dạy và thực hành môn Toán hiện giờ trong các trường học Mỹ mang tính phân biệt chủng tộc, bởi vì nó phản ánh "tư tưởng da trắng thượng đẳng". Rằng Toán học phải mang lại lợi ích cho các nhóm học sinh thiểu số với cái giá phải trả là hộc sinh da trắng phải chịu thiệt thòi. Và rằng nhiều khả năng, việc dạy môn Toán như hiện giờ sẽ là một thảm họa - đối với cả những học sinh thiểu số đang gặp khó khăn trong học tập và cả những học sinh da trắng có thành tích cao. Thật nhảm nhí!

Bản thân tôi là một người da trắng, hồi còn đi học lúc nào cũng suýt trượt môn Toán từ cấp 2, cấp 3, đến cả Đại học, nên tôi tự tin mình có đủ tư cách để luận bàn về Công bằng xã hội và việc Giảng dạy môn Toán.

Tôi có thể kết luận thế này:

• Học sinh châu Á, thuộc nhóm thiểu số ở Mỹ, giỏi toán hơn nhiều so với mặt bằng chung của học sinh người da trắng, da đen hoặc Mỹ Latinh. Độ trắng của màu da không liên quan gì đến đặc quyền hay ưu thế trong môn Toán.

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 1.

• Học sinh châu Á học giỏi toán vì các em nhận được nhiều quan tâm, hỗ trợ của gia đình, chăm học hơn các nhóm khác và người châu Á có truyền thống coi trọng học vấn.

• Bắt nhóm học sinh giỏi Toán, không phân biệt chủng tộc, phải chịu thiệt thòi để khiến nhóm học sinh yếu toán hơn cảm thấy dễ chịu hơn là một điều vô nghĩa. Tất cả học sinh cần phải có cơ hội bình đẳng để các em cố gắng, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả học sinh sẽ đạt được kết quả học tập ngang bằng nhau.

• Không có luật pháp nào quy định rằng tất cả học sinh, hoặc tất cả các nhóm thiểu số, đều phải giỏi môn Toán, hoặc bất kỳ môn học nào khác.

• Trong giảng dạy môn Toán, cách truyền thống là cách tốt nhất: cứ 2 + 2 = 4.

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 2.

Chương trình giảng dạy môn Toán mới ở Mỹ đưa ra quan điểm rằng Toán học dựa trên "tư tưởng da trắng thượng đẳng": cả ở phương diện nền tảng cũng như ứng dụng, thành ra hậu quả là các nhóm học sinh thiểu số không thể học được môn Toán. Nói cách khác, bạn phải là người da trắng thì mới học Toán xuất sắc được. Và nếu bạn là người thuộc các nhóm dân thiểu số, chắc chắn bạn sẽ không học giỏi Toán được – vì giỏi Toán là đặc quyền của người da trắng.

Đây là bốn nội dung của Chương trình Cải cách môn Toán của tiểu bang Oregon có tên gọi Oregon Mathways Initiative – chính những quan điểm này đã khiến môn Toán mang tính phân biệt chủng tộc…

• Chỉ học sinh da trắng mới đưa ra được đáp án chính xác cho bài toán (điều này sẽ khiến các học sinh khác bị tổn thương khi nhận được phản hồi "em đã sai")

• Sự thật là một "tạo tác văn hóa" có màu trắng, trong toán học không có sự thật tuyệt đối (2 + 2 có thể bằng 5).

• Chỉ có học sinh da trắng (và những học sinh tìm ra đáp áp bằng cách đoán mò hoặc chép bài của người khác) mới phải trình bày cách giải để đưa ra đáp án.

• Học sinh da trắng tự làm tập bài cá nhân, nhưng các học sinh còn lại thì làm nhóm (trước đây, việc trao đổi bài như thế này bị coi là "gian lận".

Công bằng xã hội nhắm tới cả giáo viên cũng như học sinh. Nếu bạn là một giáo viên dạy Toán người da trắng thì bạn sẽ bị coi là đang tuyên truyền tư tưởng người da trắng thượng đẳng cho học sinh của mình.

Trên thực tế, các nhà phê bình cho rằng những giáo viên dạy môn Toán theo mô hình công bằng xã hội như thế này sẽ không thể nào kiếm được việc làm trong khu vực tư nhân, nơi chỉ áp dụng quy tắc 2 + 2 = 4.

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 3.

Giải pháp công bằng xã hội để giải quyết tư tưởng người da trắng thượng đẳng trong Toán học là: "giảm nhẹ" nội dung môn Toán cho cả nhóm học sinh da trắng và các nhóm học sinh thiểu số để tất cả các nhóm đạt được kết quả học tập bằng nhau, không phân biệt chủng tộc. Nội dung học được giảm tải để vừa với trình độ của nhóm học sinh kém nhất. Kết quả hướng tới là: Mọi học sinh đều đạt điểm A, không quan trọng cố gắng đến đâu, chăm chỉ thế nào, hay làm bài ra sao. Các nhà phê bình gọi đây là "Sự kỳ thị bằng việc đánh giá thấp năng lực của người khác".

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 4.

Trước đây, thành phố New York đã từng có các trường đặc biệt dành cho "học sinh năng khiếu". Để vào học ở đây, các em phải qua được các kỳ thi đầu vào rất hóc búa và sau đó phải học rất chăm chỉ để trụ lại ở trường. Thị trưởng New York, Bill DeBlasio, đã ra lệnh bỏ kỳ thi đầu vào và điều đó khiến các trường đặc biệt này, trên thực tế, sẽ không còn tồn tại nữa.

Trường trung học Stuyvesant là một trong những nạn nhân của ông DeBlasio. Ngôi trường này xếp hạng thứ 42 trên toàn quốc về Toán và Khoa học. 100% học sinh đỗ kỳ thi Toán và Khoa học cuối cấp, đạt tỷ lệ tốt nghiệp 99%. Điều trớ trêu là, 81% học sinh của trường này là người thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số, và 43% học sinh có xuất thân từ các gia đình nghèo. Vấn đề là gì: 73% học sinh là người châu Á, 19% là người da trắng, 3% là người Mỹ La tinh và 1% là người da đen. Các gia đình châu Á phản đối quyết định bỏ kỳ thi đầu vào của ông Thị trưởng nhưng họ không thành công. Thêm một thông tin nữa để so sánh: Tỷ lệ tốt nghiệp của tất cả các trường trung học ở New York chỉ là 78%.

Ở California và Oregon, phải đến hai năm cuối cấp Trung học, học sinh mới được phép ghi danh vào các lớp Toán Nâng cao.

Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) là Bài thi Khảo sát năng lực Toán học và Khoa học đã được chuẩn hoá do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xây dựng và điều phối cho 80 quốc gia. Năm 2018, các quốc gia đạt điểm cao nhất môn Toán là Trung Quốc, Singapore, Macao, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ đứng thứ 37.

Chắc chắn lý do của việc các nước châu Á đạt điểm cao hơn không phải vì họ dạy học sinh của mình rằng 2 + 2 bằng mấy cũng được, tuỳ ý các em. Và một lần nữa, công bằng xã hội lại bỏ qua vai trò hỗ trợ của gia đình và sự cần cù, chăm chỉ của các em học Toán giỏi.

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 5.

Thay bằng việc ép các học sinh giỏi phải học theo chuẩn vừa sức với nhóm học sinh yếu nhất, hãy cho phép cá nhân các em (không phải gom cả nhóm) được theo đuổi các lớp chọn/Trung tâm học sinh giỏi để các em tiếp tục phát huy khả năng vượt trội của mình. Xã hội sẽ thiệt khi sản sinh ra các kỹ sư trẻ với những bản thiết kế cây cầu bị lỗi khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ sập cầu, hoặc tàu vũ trụ được phóng lên mặt trăng nhưng lại kết thúc hành trình ở đại dương.

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 6.

Một ví dụ: Trường Đại học Carnegie Mellon, chỉ với 14.500 sinh viên. CMU thường xuyên đứng ở vị trí top 10 trường đại học hàng đầu thế giới và đứng số 1 thế giới về Công nghệ Thông tin. CMU đã được trao 20 giải Nobel, 13 giải Turing, đóng góp 100 thành viên cho Viện Hàn lâm Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Mỹ.

CMU là một trường đại học thu hút sinh viên mọi sắc tộc. Trái với những lập luận công bằng xã hội, tỷ lệ sinh viên da trắng không chiếm ưu thế trong môn Toán và Khoa học tại CMU. Trường có khoảng 44% là sinh viên quốc tế, trong đó sinh viên châu Á chiếm 19%. Tổng sinh viên người châu Á, người da đen, người Mỹ Latinh và các nhóm thiểu số đa chủng tộc chiếm 63%. Sinh viên người da trắng chỉ là 29%. Nhìn vào các số liệu thống kê này có thể thấy những tuyên bố về da trắng thượng đẳng trong Toán học và Khoa học hoàn toàn không có cơ sở.

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 7.
Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 8.

Các đối thủ cạnh tranh của Mỹ có thể cảm thấy rất vui về việc công bằng xã hội đang làm suy yếu môn Toán và Khoa học trong các trường học – đây là hai lĩnh vực vốn từng khiến cả thế giới phải ghen tỵ với nước Mỹ. Đó là các nước tin rằng trong Toán học, 2 + 2 = 4. Trớ trêu thay, quá trình chuyển đổi sang công bằng xã hội được định hình trên cơ sở của những giả định ngụy biện khiến tình trạng phân biệt đối xử trở nên trầm trọng hơn dưới cái vỏ bọc xoá bỏ phân biệt chủng tộc. Cần chấm dứt việc đổi mới giảng dạy môn Toán trong trường học theo cách này trước khi nước Mỹ phải gánh chịu những hậu quả vĩnh viễn.

Một trong những nhóm thiểu số chịu thiệt thòi trong cuộc tranh luận Công bằng xã hội/Toán học là học sinh châu Á – đây là nhóm học sinh luôn học hành chăm chỉ để đạt thành tích học tập tốt. Các em thành công không phải vì nguồn gốc chủng tộc hay sắc tộc của mình. Và hiển nhiên, các em cũng không phải là nạn nhân của môn Toán phân biệt chủng tộc. Ngược lại, các học sinh châu Á chính là những điển hình của phong trào thi đua học tập.

Còn tôi, là một người kém toán, cuối cùng tôi đã tìm ra cách giải quyết cho mình. Kết hôn với một phụ nữ Việt Nam. Kiểu gì cô ấy và các con chả giỏi toán, tin học và công nghệ thông tin. Không việc gì phải lo!

Thư từ nước Mỹ: 2+2 = 5 và kế hoạch cải cách giáo dục khiến các đối thủ của Mỹ mừng rơn - Ảnh 9.

Theo Tiến sỹ Terry F. Buss – Chuyển ngữ: Đào Thuý

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Từ Khóa:
Trở lên trên