Thưa bị cáo Nguyễn Thanh Hóa! bị cáo đã "bôi nhọ" hình ảnh lực lượng chống tội phạm mạng trước công đường
Xưa nay, có chuyện tranh công đổ lỗi. Ở đời, làm xong một việc nào đó thì có kẻ nhận phần mình làm lớn hơn, vất vả nhiều hơn. Nếu đổ bể, phạm pháp... thì đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho bản thân "ngu dốt", đổ lỗi cho cơ quan đoàn thể, cho đồng nghiệp...
- 25-11-2018Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa xin giảm án về chịu tang mẹ
- 23-11-2018Ông Nguyễn Thanh Hóa phải đi bệnh viện
- 22-11-2018Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa 'xin lỗi nghìn lần' vì phản cung, nhận tội
- 21-11-2018Ông Nguyễn Thanh Hóa mắng thậm tệ cấp dưới vì nói CNC có dấu hiệu phạm tội
Liệu có mâu thuẫn khi ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50 - nhưng lại khai trước tòa rằng không am hiểu về công nghệ, thậm chí còn không biết sử dụng máy vi tính?
Mấy ngày trước, tại phiên tòa xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – C50 Nguyễn Thanh Hóa từng khẳng định Cục C50 được thành lập năm 2010 với chỉ 30 nhân sự được điều chuyển từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về tham nhũng, tất cả đều không có chuyên môn gì về lĩnh vực công nghệ thông tin và tội phạm công nghệ cao. Ngay ông cũng không am hiểu về công nghệ. C50 khi đó, theo lời ông Hóa, vừa thiếu nhân lực, vừa thiếu trang thiết bị,… nên rất cần sự hỗ trợ từ doanh nghiệp bên ngoài, trong đó có Công ty Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC).
Theo lời luật sư Quang (người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Hóa) thì bối cảnh phạm tội của cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa là do ông Hóa được bổ nhiệm Cục trưởng C50 khi không hiểu biết gì về mạng viễn thông, thậm chí không biết sử dụng máy tính, thiết bị số, do đó phải vừa làm vừa đào tạo. Luật sư Đỗ Ngọc Quang viện dẫn bối cảnh khiến C50 cần thành lập công ty bình phong là CNC để "hóa trang" phát hiện tội phạm mạng.
Lời khai "ngô nghê" của ông Nguyễn Thanh Hóa có lẽ khiến những ai dự phiên tòa đều phải phải bật cười. Dư luận cũng bật cười. Thông tin đó được nhiều tờ báo giật lên thành tít: nguyên Cục trưởng C50 không biết về công nghệ; Cục trưởng C50 không biết về máy tính…
Xét về chức năng, nhiệm vụ, C50 trực thuộc Tổng cục Cảnh sát, có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong cả nước, tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao; trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các hành vi vi phạm và tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của Pháp luật và của Bộ trưởng.
Như vậy, trước một việc
Theo thông tin mà Báo Điện tử Tổ Quốc có được, trái ngược với những gì ông Nguyễn Thanh Hóa khai tại tòa về "năng lực" của bản thân ông cũng như năng lực của các cán bộ C50, thì C50 (trước đây) là một lực lượng hết sức cơ bản, nòng cốt với những đơn vị được xem là "khắc tinh" của tội phạm mạng.
Khi thành lập Phòng chống tội phạm công nghệ cao (P9-C15) thuộc Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế, lực lượng gồm 34 cán bộ chiến sỹ, trong đó có nhiều cán bộ có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao... Các cán bộ chiến sỹ được theo học nhiều khóa đào tạo chống tội phạm công nghệ cao ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Úc, Singapore, Nga...Đây là nguồn lực khởi đầu có năng lực cao làm nguồn cho việc thành lập Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao sau này. Chỉ sau vài năm được thành lập, nguồn nhân lực của C50 đã được bổ sung, củng cố với gần 100 Thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân CNTT...
Chỉ 8 năm thành lập, lực lượng CNC đã phát hiện, điều tra, xử lý hàng trăm vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng CNC, số lượng vụ án được phát hiện, điều tra luôn tăng 20-30% hàng năm.
Nhiều vụ án được triệt phá gây tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà lực lượng thực thi pháp luật của Anh, Mỹ khi phối hợp phá án đều khẳng định năng lực điều tra tội phạm công nghệ cao của cảnh sát Việt Nam tương đương với các nước phát triển.
Có thể nói, C50 đang sở hữu một đội ngũ cán bộ hết sức căn bản, là lực lượng vững chắc về CNTT để kiểm soát tội phạm không gian mạng trong bối cảnh tội phạm mạng đã và đang trở thành mối quan tâm, thậm chí là nỗi nhức nhối cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Chừng ấy thông tin có lẽ đã đủ để chứng minh về năng lực của Cục C50, và cũng đủ để phản bác lại những "lời dối gian" của ông Nguyễn Thanh Hóa. Lẽ đời, khi làm phó thường dân, có thể sống thoải mái, phát ngôn tùy hứng nhưng ở đây ông Nguyễn Thanh Hóa vốn là lãnh đạo của một đơn vị quan trọng như vậy thì không thể nói năng bừa bãi.
Xưa nay, có chuyện tranh công đổ lỗi. Ở đời, làm xong một việc nào đó thì có kẻ nhận phần mình làm lớn hơn, vất vả nhiều hơn. Nếu đổ bể, phạm pháp... thì đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho bản thân "ngu dốt", đổ lỗi cho cơ quan đoàn thể, cho đồng nghiệp...
Còn nhớ, liên quan đến vụ việc này, Lãnh đạo Bộ Công an từng khẳng định, không thể nói vụ đánh bạc xảy ra ở Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) mà xảy ra ở đơn vị CNC. CNC gọi là công ty bình phong, nhưng thực chất cũng không phải là công ty bình phong của lực lượng công an vì không đúng quy định. Liên quan đến vụ này, trách nhiệm cá nhân thuộc về các ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa…
Tổ Quốc