Thừa tướng tìm mãi không ra nhân tài, hoàng đế Đường Thái Tông chỉ nói 1 câu, bề dưới liền hổ thẹn: Chuyện đáng suy ngẫm về cách chọn người!
Trên đời, dù làm bất kỳ việc gì, muốn thành công thì không thể thiếu đi sự giúp sức của những người tài năng. Vì vậy, mấu chốt để làm được việc lớn là ở chỗ, ta có chiêu mộ, sử dụng được người tài hay không? Chiêu mộ, sử dụng như nào mới là hợp lý?
- 04-07-2019Không phải tiền tài hay vật chất, đây mới là thứ chúng ta thiếu thật sự: Được cử đi đòi nhưng lại xóa hết nợ, kẻ làm công mua “nghĩa” về cho ông chủ
- 23-06-2019Đừng coi thường bất kỳ ai, rất có thể bạn được cứu bởi chính kẻ từng bị cho là hèn kém nhất: Bài học dùng người của Mạnh Thường Quân ngàn năm không cũ
- 15-06-2019Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không đổi: “Hữu dụng” hay “vô dụng”, không thể thoáng qua mà biết; vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích
Tìm mãi không ra nhân tài?
Vua Đường Thái Tông nói với thừa tướng của mình là Phong Đức Di rằng: "Nhân tài chính là nền tảng của quốc gia. Gần đây trẫm không thấy khanh tiến cử nhân tài nào cho trẫm cả. Trọng trách quốc gia vô cùng nặng nề? Khanh mà không tiến cử thì trẫm biết san sẻ gánh nặng này với ai đây?".
Phong Đức Di trả lời: "Thưa bệ hạ, thần đâu có dám sao nhãng công việc mà bệ hạ đã tin tưởng giao phó? Nhưng xin thứ lỗi cho thần bất tài, cho đến tận bây giờ vẫn chưa có nhân tài này xứng đáng để thần tiến cử".
Sau khi nghe thừa tướng của mình trả lời, Đường Thái Tông liền đáp: "Từ cổ chí kim, không thời nào không có nhân tài, chẳng qua họ xem xem kẻ ở ngôi cao kia có xứng đáng để cho họ phục vụ hay không thôi? Năm xưa Chu Vũ Vương muốn chiêu mộ được Khương Thái Công còn phải hạ mình đích thân kéo xe đi hơn 800 bước, Lưu Bị phải đến nhà tranh mời Khổng Minh ba lần. Nếu không làm như vậy thì sao gây được cơ đồ. Nhân tài luôn có, chẳng qua ta bỏ sót mà thôi".
Phong Đức Di nghe xong, chỉ hổ thẹn cáo lui.
Nhận biết nhân tài là việc khó
Trinh Quán chi trị là một thời kỳ vàng son trong lịch sử. Một trong những yếu tố giúp Đường Thái Tông thành công là do ông biết nhìn nhận, đánh giá nhân tài một cách chính xác. Không để sót kẻ có tài, cũng không để tiểu nhân đắc chí.
Một lần, ông nói với viên đại thần phụ trách việc tuyển chọn, sắp xếp quan lại là thượng thư bộ Lại Đỗ Như Hối rằng: Ta thấy bộ Lại tuyển chọn quan viên, chỉ xét tài năng chứ không xét đến đạo đức phẩm hạnh. Để đến vài năm sau, việc xấu của những người này mới dần lộ ra. Tuy có xử phạt tức thì, nhưng không thể nào tránh được những tai họa mà chúng đã gây ra cho quốc gia, dân chúng. Vậy phải làm thế nào mới tuyển chọn được những quan viên ưu tú thật sự?".
Đỗ Như Hối đáp rằng: "Cổ nhân tuyển người qua hình thức tiến cử. Người tài được tuyển chọn không qua thi cử mà do danh tiếng, đức hạnh của họ ở địa phương, từ đó, được những viên chức địa phương tiến cử lên. Tuy có thể đánh giá phẩm hạnh nhưng cũng không thể tránh được tệ người nhà tiến cử lẫn nhau, người được tiến cử bề ngoài có vẻ phẩm hạnh đoan chính nhưng bên trong nham hiểm không biết đâu mà lườm".
Đường Thái Tông liền nói rằng: "Tuyển chọn người không thể chỉ dựa vào tài năng như hiện tại, cũng không thể chỉ đơn thuần dựa vào đức hạnh như là cổ nhân. Kẻ kia dù có tài nhưng không có phẩm hạnh, thì cái tài của hắn cũng sẽ bị dùng sai chỗ, không những gây lãng phí tài năng mà còn gây hại cho muôn dân bách tính. Vì vậy, từ giờ khi tuyển chọn, sau khi thi xử để xét đoán tài năng thì cần phải xét đoán thêm nhân phẩm, nếu cần thì không ngại mà thử thách người. Phải qua khảo nghiệm kỹ càng thì mới có thể sử dụng được. Bên cạnh đó còn phải đi sâu bám sát, thưởng phạt nghiêm minh, có vậy thì mới có thể giữ được sự trung chính của quan viên, tài năng lúc này mới có thể giúp dân giúp đời".