Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
Đây là 2 trong số các nội dung nằm trong Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025 vừa được Quốc hội thông qua.
- 12-11-2021Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn
- 12-11-2021Quốc hội tranh luận về lỗi của trung ương hay địa phương trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra câu trả lời
- 11-11-2021Thăng hàm Trung tướng cho Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
- 11-11-2021Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn vào việc chậm giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp mong ngóng gói kích thích kinh tế mới
Đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn nhằm bảo đảm về an ninh môi trường và bảo vệ hệ sinh thái; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước các hồ, đập để điều tiết nước sản xuất và sinh hoạt. Bảo đảm phát huy các lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, các cửa khẩu, văn hóa dân tộc đặc sắc, đa dạng và tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ.
Cùng với đó, khu vực này sẽ hình thành và phát triển các hành lang kinh tế dọc theo các trục giao thông hướng tâm về Thủ đô Hà Nội, gắn kết với các hành lang kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế vùng biên, phát huy vai trò kinh tế cửa khẩu.
Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng: Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại.
Nghị quyết cũng định hướng thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng. Phát triển vùng lúa chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở khu vực phía Nam của vùng;
Đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, sinh thái mang tầm quốc tế. Phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Bắc - Nam và các trục hành lang kinh tế Đông - Tây gắn với các cảng biển nước sâu, cảng biển chuyên dụng và dịch vụ cảng biển…
Với vùng Tây Nguyên: Nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tập trung rà soát, củng cố, bảo vệ rừng đặc dụng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; tăng cường phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với bảo vệ tài nguyên nước, quy hoạch hệ thống hồ đập, tưới nhỏ giọt, bảo đảm an ninh nguồn nước; xác định lâm phận ổn định; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.
Với vùng Đông Nam Bộ: nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác và phát triển với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Trên cơ sở đó, thúc đẩy phát triển TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế; phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP HCM - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á; tập trung phát triển cảng biển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng biển container trung chuyển quốc tế; xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.
Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long: sẽ tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thuỷ sản; phát triển chuỗi giá trị về nông nghiệp đối với 3 sản phẩm chủ lực của vùng về thủy sản, trái cây và lúa gạo; vùng trọng điểm về trồng lúa tại khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên...
Nghị quyết cũng định hướng xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, kết nối nội vùng và liên vùng, bổ trợ và không xung đột với hệ thống thuỷ lợi, đê điều. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Bảo đảm việc sử dụng đất linh hoạt, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng các công trình chống sạt lở, xâm nhập mặn, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Nghị quyết đề ra nhiệm vụ Sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan (trong đó có chính sách về tài chính đất đai) để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai. Hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền.
Tổ Quốc
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn
- Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu trả lời chất vấn