Thực hiện 4 thói quen nhỏ này khi ăn uống có thể giúp bạn phòng bệnh, ngừa ung thư rất tốt
Có một số phương pháp chống ung thư rất đơn giản, dễ hiểu và không tốn một xu, đó là để ý đến việc ăn uống hằng ngày. Thực hiện 4 thói quen nhỏ này trong ăn uống có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt.
- 26-09-2020Mỗi ngày làm điều này 21 phút, nguy cơ chết sớm giảm gần một nửa!
- 26-09-2020Uống cà phê mỗi ngày, người phụ nữ 30 tuổi bị loãng xương: có 4 nhóm người nên nói KHÔNG với loại đồ uống này
- 26-09-2020"Nguy hiểm" do An cung ngưu hoàng - Cẩn thận mất mạng vì cẩu thả!
1. Ăn chậm, nhai chậm
Ảnh minh họa
Bình thường thức ăn sau khi đi vào cơ thể đã được chia thành từng miếng nhỏ, nhai càng kỹ thì càng giảm được gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời miệng tiết ra nhiều nước bọt làm ẩm thức ăn, dễ nuốt. Hơn nữa bằng cách nhai còn có thể tiết ra dịch vị, dịch tụy, mật, có lợi cho quá trình tiêu hóa sau này.
Ngoài ra, nước bọt còn chứa hơn một chục loại enzyme hoạt động như lysozyme, vitamin và nhiều loại axit hữu cơ, khoáng chất, hormone và immunoglobulin A. Chúng không chỉ giúp tiêu hóa, khử trùng và giải độc mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào và gen khỏi các gốc tự do oxy, đồng thời xác định và bất hoạt các chất gây ung thư .
Tuy nhiên, nếu bạn nhai thức ăn quá nhanh trong bữa ăn, việc tiết nước bọt trong miệng sẽ giảm, và nước bọt không thể tiếp xúc hoàn toàn với thức ăn trong miệng, sẽ không thể thực hiện các chức năng bình thường như tiêu hóa, khử trùng, giải độc và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, mọi người nên ăn chậm và cố gắng nhai thật kỹ.
2. Không dùng đũa thìa chung, không gắp thức ăn cho nhau
Ảnh minh họa
Cả nhà quây quần bên bàn ăn, nói chuyện, san sẻ thức ăn cho nhau, cảm thấy rất mãn nguyện. Tuy nhiên, một số tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa như Helicobacter pylori, Shigella… cũng sẽ âm thầm lây lan qua đường tiêu hóa cùng thức ăn. Đặc biệt là Helicobacter pylori (viết tắt là Hp) là một loại vi khuẩn hình xoắn ốc tồn tại trong dạ dày và hành tá tràng. Từ lâu, nó đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách các chất gây ung thư dạ dày loại I.
Helicobacter pylori chủ yếu lây lan qua đường miệng - miệng và đường phân - miệng. Trong cuộc sống, việc lây nhiễm vi khuẩn Hp hầu hết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dịch tiết miệng và tiếp xúc với nước bọt. Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori rất dễ "sơ hở", có thể nói chỉ cần một người trong bàn ăn bị nhiễm vi khuẩn HP, thì các thành viên trong bữa ăn cũng có thể bị lây nhiễm.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiễm khuẩn Hp có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày, nếu kết hợp với một số bệnh viêm mãn tính ở dạ dày thì khả năng xuất hiện khối u trong tương lai sẽ cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, bắt đầu từ hôm nay mọi người không nên dùng chung đũa thìa, không gắp thức ăn cho nhau.
3. Không uống đồ nóng
Ảnh minh họa
Uống đồ nóng là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu uống nước nóng trong thời gian dài thì nguy cơ tiềm ẩn không hề nhỏ. Một báo cáo do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra cảnh báo: "Uống đồ uống nóng trên 65 độ C có thể gây ung thư".
Nguyên nhân là do bề mặt miệng và thực quản của chúng ta được bao phủ bởi một lớp niêm mạc mỏng manh và dễ vỡ, nhiệt độ ăn uống thích hợp là 10 ~ 40 ℃, nhiệt độ cao có thể chịu đựng được chỉ 50 ~ 60 độ C, nếu vượt quá 65 độ C sẽ bị bỏng. Đôi khi bị bỏng, các màng nhầy này vẫn có thể tự phục hồi. Nhưng nếu thường xuyên ăn uống đồ nóng, màng nhầy sẽ sản sinh ra ngày càng nhiều tế bào bất thường trong quá trình lặp đi lặp lại "kích thích - tổn thương - sửa chữa".
Theo thời gian, loét miệng, loét thực quản và các vấn đề khác là điều không thể tránh khỏi, và ung thư cũng có thể từng bước tiếp cận bạn. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được đụng đến đồ uống nóng, thỉnh thoảng hãy uống một lần, đừng quá lo lắng, chỉ cần nhớ là không nên uống đồ nóng trong thời gian dài.
4. Không uống rượu bia
Ảnh minh họa
Khi trời nóng, nhiều người thích uống bia lạnh; khi trời lạnh, nhiều người thích uống rượu; một số người uống rượu vang đỏ hàng ngày lý do làm đẹp và ngủ ngon. Tuy nhiên, bản thân rượu và chất chuyển hóa acetaldehyde trong cơ thể người từ lâu đã bị Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào danh sách các chất gây ung thư.
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trong ngày, chất cồn và acetaldehyde sẽ tích tụ trong cơ thể, gây độc cho các mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là tổn thương trực tiếp đến tế bào gan. Một lá gan tốt sẽ dần trở thành gan nhiễm mỡ do rượu, rồi phát triển thành viêm gan do rượu, rồi hình thành xơ gan do rượu, và cuối cùng dẫn đến ung thư gan.
Ngoài ra, uống rượu lâu ngày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày,… lâu ngày còn có thể thúc đẩy thành ung thư. Vì vậy, đừng mê tín "ly rượu sau bữa ăn sống đến chín mươi chín" mà hãy ghi nhớ "uống một ly rượu, tiến thêm một bước nữa là ung thư gan" và từ bỏ rượu càng sớm càng tốt.
Nguồn QQ
Nhịp sống Việt