Không chỉ Jeff Bezos mà cả Warren Buffett cũng bị gọi tên trong danh sách nhà giàu nhưng đóng ít thuế hơn nhà nghèo
Số tiền thuế 1,8 nghìn tỷ USD trong thời gian 9 năm của những gia đình giàu nhất nước Mỹ được cho là "thấp" so với những người nộp thuế khác.
- 26-09-2021Nhà giàu Hàn Quốc rời bỏ bất động sản vì thuế "khủng", đổ tiền sang "mảnh đất màu mỡ" mới
- 03-09-2021Nhà sáng lập và các lãnh đạo của huyền thoại quỹ định lượng Renaissance phải trả khoản thuế cao chưa từng có - 7 tỷ USD
- 28-07-2021Mua du thuyền, máy bay riêng, biệt thự bằng tiền đi vay - Cách giới siêu giàu 'vung tiền' cho những thú vui xa xỉ và né thuế
- 12-07-2021Càng giàu càng đi vay nhiều - Cách tích luỹ tài sản và né thuế của giới nhà giàu Mỹ
Theo một phân tích được Nhà Trắng công bố trong tháng 9, 400 gia đình giàu có nhất nước Mỹ đã trả trung bình 8,2% thuế thu nhập cá nhân cho liên bang từ năm 2010 đến năm 2018.
Theo báo cáo, 400 gia đình này đại diện cho 0,0002% số người nộp thuế nhiều ở Mỹ.
Báo cáo được thực hiện bởi các nhà kinh tế thuộc Hội đồng Cố vấn Kinh tế và Văn phòng Quản lý và Ngân sách cho biết, tiền trả thuế 1,8 nghìn tỷ USD thu nhập trong thời gian 9 năm, là "thấp" so với những người nộp thuế khác.
Để đưa ra so sánh, Tổ chức Thuế phân tích, người Mỹ trả mức thuế trung bình 13,3% thu nhập của họ vào năm 2018.
Phân tích này được đưa ra khi Đảng Dân chủ đề xuất tăng thuế đối với người giàu và các tập đoàn để giúp tài trợ 3,5 nghìn tỷ USD đầu tư vào giáo dục, nghỉ phép có lương, sức khỏe, chăm sóc trẻ em và các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu.
Kết quả của báo cáo giống với một điều tra gần đây của ProPublica, cho thấy một số tỷ phú giàu nhất thế giới như: Jeff Bezos, Michael Bloomberg, Warren Buffett, Carl Icahn, Elon Musk và George Soros chỉ phải trả một phần nhỏ cho thuế so với khối tài sản khổng lồ của họ.
Từ cuộc điều tra trích dẫn dữ liệu bí mật của Tổng Vụ Thu Thuế Quốc Gia Mỹ (IRS), 25 người Mỹ giàu nhất đã trả mức thuế liên bang thực sự là 3,4% từ năm 2014-2018. Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của họ tăng thêm 401 tỷ USD.
Theo Nhà Trắng, những người Mỹ giàu có nhất tận dụng các quy định thuế hiện hành để trả một mức thuế suất thấp.
Những người có thu nhập thấp và trung bình phải trả phần lớn thuế thu nhập của họ từ tiền lương làm việc. Ngược lại, những người Mỹ giàu có nhất tạo ra phần lớn thu nhập của họ từ các khoản đầu tư. Nếu giữ lâu hơn một năm, nó sẽ được đánh thuế ở mức thấp hơn tiền lương.
Mức thuế thu nhập liên bang cao nhất đối với tiền lương là 37%, trong khi mức thuế cao nhất đối với cổ tức và tài sản (như cổ phiếu và nhà) được bán để thu lợi là 20%.
Người giàu cũng có thể trốn thuế bằng cách giữ lại những tài sản được đánh giá là có giá trị. Họ có thể chuyển các khoản đầu tư cho những người thừa kế. Điều đó có nghĩa là những người thừa kế, nếu họ bán tài sản, sẽ không phải trả thuế đối với số tiền lãi tích lũy được trong suốt thời gian tồn tại của chủ sở hữu ban đầu.
Theo các tác giả, báo cáo của Nhà Trắng khảo sát thu nhập từ "lợi nhuận chưa thực hiện", một sự khác biệt với các phân tích điển hình không bao gồm thước đo thu nhập này.
Tuy nhiên, mức thuế 8,2% mới chỉ là ước tính của các tác giả. Con số này có thể chưa chính xác hoàn toàn do dữ liệu hoặc các phương pháp chưa hoàn thiện. Tỷ lệ này có thể thấp tới 6% và cao nhất là 12%.
Nhà kinh tế học cao cấp của Hội đồng Cố vấn Kinh tế - Greg Leiserson và nhà kinh tế học trưởng Văn phòng Quản lý và Ngân Sách - Danny Yagan nhấn mạnh: "Chúng tôi lưu ý rằng bất kỳ ước tính thuế suất nào đối với những người giàu có nhất đều không hoàn toàn chắc chắn và cần được sàng lọc, do những hạn chế về dữ liệu hiện tại".
Phân tích cũng không tính đến các loại thuế như thuế bất động sản, mức thuế 40% đối với các bất động sản có giá trị trên 23,4 triệu USD của các cặp vợ chồng đã kết hôn.
Theo CNBC
Nhịp sống kinh tế