MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thực tế Anh rời xa EU là bình yên hay bão tố?

24-08-2016 - 12:38 PM | Tài chính quốc tế

Hơn một tháng trôi qua, kể từ ngày nước Anh chọn “ra đi”, những lập luận hùng hồn khi ấy dường như vẫn chỉ là lời nói.

Trước thềm cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh quyết định đi hay ở lại EU, cả hai phe “ở lại” và “ra đi” đều đã có những quan điểm chắc nịch về kinh tế kèm theo những lời đe dọa về hệ lụy tồi tệ mà sự kiện Brexit sẽ đem lại.

Tuy nhiên, đã hơn một tháng trôi qua kể từ ngày nước Anh chọn “ra đi”, những lập luận hùng hồn khi ấy dường như vẫn chỉ là lời nói. Mối quan hệ thương mại giữa Anh và EU có lẽ sẽ bị quên lãng sau vài năm. Nhiều công ty đang tiến hành thẩm định lại việc đầu tư dài hạn vào Anh và không ai chắc chắn điều gì sẽ xảy ra đối với người châu Âu làm việc ở đất nước này.

Để biết Brexit đã thay đổi nền kinh tế Anh trên thực tế như thế nào, hãy nhìn vào những con số sau đây:

Tài chính


Biểu đồ giá FTSE.

Biểu đồ giá FTSE.

Chỉ số FTSE đã tăng khoảng 8% kể từ mức giá đóng cửa trước ngày công bố kết quả trưng cầu dân ý hôm 24/6. Thị trường chứng khoán là đối tượng chịu nỗi đau Brexit lớn nhất nhưng lại phục hồi nhanh. Hiện nay, FTSE đã trở về trên mức đóng cửa hôm 23/6 - ngày bỏ phiếu.


Biểu đồ giá đồng bảng.

Biểu đồ giá đồng bảng.

Kể từ mức giá 1,47 USD/bảng chỉ trước ngày trưng cầu dân ý xảy ra, đồng bảng đã giảm 10%. Đồng bảng giảm giá quá mạnh làm thay đổi giá trị các vụ sáp nhập và mua lại của nhiều công ty trên thế giới.

Trong một số trường hợp, nó tạo ra lợi thế cho bên mua:

- Tập đoàn internet Nhật Bản - SoftBank mua lại ARM - công ty thiết kế chất bán dẫn của Anh. Trong khi tỷ giá bảng/yên giảm khoảng 30% so với 1 năm trước, giám đốc điều hành SoftBank vẫn khẳng định đồng tiền giảm không phải là động lực chính. Tuy nhiên, quyết định mua ngay ban đầu được đưa ra sau khi đồng bảng có dấu hiệu giảm mạnh.

- Công ty Trung Quốc sở hữu AMC Entertainment mua lại một chuỗi rạp chiếu phim tại Anh.

- Hãng hàng không Qatar tăng lượng cổ phần nắm giữ tại công ty mẹ của hãng hàng không Anh và cho rằng đây là một cơ hội hấp dẫn.

Bên cạnh đó, đồng bảng giảm cùng với những bất ổn gia tăng cũng khiến cho một số thương vụ phải bỏ dở. Hãng bia Anheuser-Busch InBev đã phải trì hoãn thương vụ sáp nhập với hãng đối thủ SABMiller, nhưng cuối cùng đã được hoàn tất. Giới quản lý sàn chứng khoán Deutsche Borse đã phải hạ mức chấp thuận của cổ đông từ 75% xuống còn 60% với hy vọng kêu gọi được nhiều quỹ chỉ số bật đèn xanh cho sáp nhập với SGDCK London.

Nền kinh tế bất ổn


Người mua hàng tại London hôm 13/8. Ảnh: Getty.

Người mua hàng tại London hôm 13/8. Ảnh: Getty.

Nền kinh tế Anh có vẻ như vẫn đang phải chịu áp lực từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6.

Ngân hàng Anh đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử NHTW suốt 322 năm qua, đồng thời cắt giảm tốc độ tăng trưởng dự báo. Một số bài khảo sát cho thấy niềm tin người tiêu dùng, chỉ số nhà quản trị người mua hàng và ngành dịch vụ đều đang lao đao.

Trong bối cảnh mọi thứ đều bất ổn, nhiều ngành kinh doanh phải bỏ dở nhiều quyết định quan trọng, ít nhất là cho đến khi mọi thứ rõ ràng hơn. 2/3 công ty được Credit Suisse làm khảo sát sau cuộc trưng cầu dân ý cho biết họ đang tiến tới trì hoãn hoặc cắt giảm chi tiêu đầu tư tại Anh trong nửa cuối năm. Virgin Money - một ngân hàng cho vay tại Anh cho biết trong tháng 7 phía này sẽ trì hoãn cung cấp dịch vụ ngân hàng đến các công ty kinh doanh nhỏ.

Các mảng màu sáng tối


Một trong những công ty dự kiến Brexit sẽ làm giảm lợi nhuận.

Một trong những công ty dự kiến Brexit sẽ làm giảm lợi nhuận.

Trước khi cuộc trưng cầu dân ý xảy ra, nhiều người cảnh báo lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai sẽ rất ảm đạm. Thực tế là, kể từ khi Anh quyết định rời EU, lợi nhuận của nhiều ngành kinh doanh lại chia thành nhiều mảng màu sắc khác nhau.

Các hãng hàng không giá rẻ như easyJet và ngân hàng bán lẻ như Lloyds Banking Group đều dự đoán Brexit sẽ lấy đi một phần bánh lợi nhuận của họ, dẫn tới việc làm giảm. Các công ty liên quan đến bất động sản chịu thiệt nhiều nhất. Lợi nhuận của Foxtons - công ty bất động sản lớn ở London đã bị giảm mạnh.

Các quỹ tương hỗ phụ thuộc vào ngành bất động sản của Anh cũng "căng như dây đàn". Một số quỹ đầu tư bất động sản như Avia Investors, Standard Life và M&G Investments phải đóng cửa do nhà đầu tư khách hàng hoảng loạn dẫn đến rút hết tiền mặt ra khỏi quỹ.

Một số ngành thực sự "ăn nên làm ra" sau Brexit. Nhiều tờ báo Anh trong đó có The Daily Mail thu được lượng ghé thăm tăng vượt trội. Tờ Johnston Press cũng đạt doanh số báo bán ra tăng kỷ lục.

Nhờ có đồng bảng giảm, giá hàng xuất khẩu giảm đáng kể. Các công ty xuất khẩu báo cáo lợi nhuận tăng mạnh. Hãng sản xuất đồng hồ Swatch cho biết sự kiện Brexit khiến cho doanh thu dòng đồng hồ cao cấp tăng mạnh. Doanh thu whiskey Scotland cũng tăng cao.

Lời hứa đến Anh

Mặc dù bất ổn xung quanh sự kiện Brexit vẫn còn đó, nhiều công ty thậm chí còn đổ nhiều tiền hơn vào nước Anh.

Gã khổng lồ ngành dược GlaxoSmithKline cho biết, phía này sẽ đầu tư khoảng 355 triệu USD vào nhà máy của Anh, trong khi đó ngân hàng cho vay của Mỹ Wells Fargo đã đồng ý mua lại một toà nhà mới tại London để làm văn phòng trụ sở với giá khoảng 390 triệu USD. Nhiều dự án xây dựng cũng đã được bật đèn xanh: Chính phủ Anh đồng ý mở rộng sân bay London City Airport - một trong 5 sân bay của Anh.

Công ty EDF của Pháp cũng vừa ký kết hợp tác với Anh xây dựng một dự án năng lượng hạt nhân trị giá 23,3 tỷ USD gọi là dự án Hinkley Point C, được hứa hẹn sẽ cung cấp 7% sản lượng điện cho nước Anh. Tuy nhiên, bà Theresa May cho biết chính phủ Anh đang xem xét lại dự án này.

Anh Sa

NYTimes

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên