Thuê tư vấn tài chính cá nhân chỉ là 1 sự lãng phí không đáng có và đây là lý do
Tôi không có ý nói rằng tất cả các cố vấn tài chính là người xấu hoặc bạn không nên tìm kiếm lời khuyên tài chính từ những người chuyên nghiệp. Nhưng tôi khuyên bạn nên hiểu rằng lời khuyên tài chính đi kèm với xung đột lợi ích vốn có.
- 24-05-2017HSBC thừa nhận: Khách hàng thà để robot mổ tim còn hơn nghe máy móc tư vấn đầu tư
- 11-05-2017Viện CFA dự kiến sẽ đưa AI, robot tư vấn tài chính và phương pháp phân tích số liệu lớn vào đề thi năm 2019
- 27-04-20175 bước đơn giản để kiếm hàng triệu đô của chuyên viên tư vấn tài sản
Tôi bắt đầu viết về tài chính cá nhân để tạo ra một giải pháp tích cực cho sự tức giận, hối tiếc và đau đớn mà tôi trải qua vì những sai lầm trong đầu tư mà tôi đã phạm phải khi còn trẻ. Tôi đã trở thành một người ủng hộ người tiêu dùng để giúp những người khác tránh lặp lại những sai lầm của tôi.
Sai lầm của tôi là kết quả của việc nghe theo lời khuyên của một cố vấn tài chính một cách mù quáng mà không thực hiện việc thẩm định. Sau đó tôi phát hiện ra lời khuyên này đã khiến tôi phải trả hàng ngàn đô la tiền phí và thuế không cần thiết mỗi năm. Tổng kết ảnh hưởng của những sai lầm này trong nhiều thập kỷ thì điều này đúng là một sai lầm triệu đô.
Tôi không có ý nói rằng tất cả các cố vấn tài chính là người xấu hoặc bạn không nên tìm kiếm lời khuyên tài chính từ những người chuyên nghiệp. Nhưng tôi khuyên bạn nên hiểu rằng lời khuyên tài chính đi kèm với xung đột lợi ích vốn có.
Là người tiêu dùng, bạn phải hiểu những xung đột này là gì, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn và bảo vệ lợi ích của mình.
Bạn trả tiền để được tư vấn như thế nào?
Để hiểu xung đột lợi ích vốn có trong các dịch vụ tư vấn tài chính mà bạn nhận được, điều quan trọng là phải biết cách bạn thanh toán cho lời khuyên đó. Về cơ bản có ba mô hình để thanh toán cho các cố vấn.
Bạn có thể trả tiền cho lời khuyên tài chính thông qua hoa hồng trên các sản phẩm bạn mua.
Bạn có thể trả dưới dạng phần trăm tài sản đang được quản lý.
Hoặc bạn có thể trả một khoản phí trực tiếp cho tư vấn tài chính.
Mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Mô hình dựa trên hoa hồng
Trong mô hình thanh toán dựa trên tiền hoa hồng để được tư vấn tài chính, bạn trả tiền cho một cố vấn thông qua một khoản hoa hồng trên các sản phẩm tài chính đã mua. Đây là phương pháp phổ biến nhất để có được lời khuyên tài chính cho những người có giá trị tài sản ròng thấp, và các dịch vụ bảo hiểm là 1 dạng thuộc loại này.
Các xung đột lợi ích là hiển nhiên và khó tránh khỏi trong mô hình này. Một cố vấn tài chính được trả tiền hoa hồng thực sự là một chuyên viên bán hàng chào bán các sản phẩm đầu tư. Mỗi đề xuất đều tạo ra xung đột lợi ích. Nhà tư vấn sẽ đưa ra những khuyến nghị về sản phẩm mang đến lợi ích tốt nhất của khách hàng hay sẽ đưa ra sản phẩm có phí cao hơn để họ được thanh toán nhiều tiền hoa hồng hơn?
Thống kê cho thấy người tiêu dùng tốt nhất là hãy cẩn thận. Các báo cáo tiêu dùng cho biết "bảo hiểm nhân thọ theo kỳ hạn là một thỏa thuận tốt hơn cho hầu hết các gia đình." Cùng một bài báo nói rằng bảo hiểm trọn đời sẽ đem đến mức hoa hồng nhiều hơn cho nhân viên tư vấn. Vậy sản phẩm nào phổ biến nhất? Theo Hội đồng Bảo hiểm Nhân thọ Hoa Kỳ, trong tổng số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được bán ra trong năm 2016 thì chỉ 40% là có kỳ hạn, trong khi 60% là chính sách trọn đời.
Khi mua quỹ tương hỗ chúng ta cũng phải trả phí hoa hồng. Trong năm ngoái, chúng tôi đã phải trả 1.660 USD tiền hoa hồng cho tư vấn tài chính trên các khoản đầu tư mà chúng tôi đã mua. Tuy nhiên đó chỉ là con số trên các thông báo hàng tháng, còn sau khi tính toán lại thì thực tế tổng mức phí cả năm lên tới 7.680 USD. Hầu hết các khoản phí được ẩn trong các sản phẩm đầu tư đắt tiền không phục vụ lợi ích tốt nhất dành chúng tôi.
Mô hình quản lý tài sản
Mô hình tiếp theo để tính phí tư vấn tài chính là người tư vấn thu phí tính bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của tài sản được quản lý (AUM). Những người ủng hộ mô hình này tuyên bố rằng điều này loại bỏ xung đột lợi ích vốn có trong mô hình dựa trên hoa hồng. Bởi vì các cố vấn được trả một tỷ lệ phần trăm của tài sản mà bạn tích lũy, họ tuyên bố lợi ích của cố vấn phù hợp với nhà đầu tư, bởi vì cả khách hàng lẫn người cố vấn đều có lợi khi tài sản được phát triển.
Tôi không đồng ý.
Một cố vấn được trả tiền để tích lũy tài sản dưới sự quản lý, chứ không phải để đưa ra lời khuyên tốt nhất. Có nhiều trường hợp tiền của nhà đầu tư sẽ được sử dụng tốt hơn ở nơi khác.
Điều gì sẽ xảy ra nếu người tư vấn muốn rút tiền từ tài khoản đầu tư để rót vào việc kinh doanh cá nhân? Có vẻ như cả hai lựa chọn đều có thể giúp khối tài sản tăng lên, nhưng chỉ có 1 lựa chọn đem đến lợi ích cho người cố vấn. Có những lập luận hợp lý theo cách nào đó, nhưng chỉ đầu tư nhiều lợi ích hơn cho cố vấn.
Rủi ro là một vấn đề khác. Một nhà đầu tư thận trọng có thể cần phải mạo hiểm hơn để đạt được mục tiêu của họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu động thái đó lại mang lại một kết quả không như mong đợi và nhà đầu tư bị mất tiền? Mặt khác, một nhà đầu tư quá tích cực có thể hưởng lợi bằng cách giảm rủi ro xuống. Nhưng làm như vậy nhà tư vấn có thể bị mất hiệu suất. Trong cả hai trường hợp đều có thể xảy ra chuyện lợi ích của khách hàng bị để xuống dưới lợi ích của nhà tư vấn.
Hãy nhớ rằng, họ được trả tiền để có tài sản dưới sự quản lý, chứ không phải để đưa ra những lời khuyên tốt.
Mô hình trả phí trực tiếp
Mô hình thứ ba để thanh toán cho tư vấn tài chính là chỉ trả phí trực tiếp cho những lời khuyên bạn nhận được. Đây là mô hình minh bạch nhất. Bạn đồng ý thanh toán trực tiếp cho nhân viên tư vấn để được tư vấn. Điều này giúp loại bỏ nhiều, nhưng không phải tất cả, xung đột lợi ích.
Trong tài chính, đơn giản là tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến đầu tư. Vấn đề của mô hình trả phí trực tiếp là người ta thích làm cho mọi thứ trở nên phức tạp.
Nếu một cố vấn đã cho tôi thấy chúng tôi có thể tiết kiệm 7.000 USD trong thuế thu nhập bằng cách tối đa hóa tài khoản hưu trí, tôi sẽ thấy thật phấn khích. Nếu anh ta nói với tôi rằng quỹ đầu tư chỉ số sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với quỹ chủ động mà chi phí lại ít hơn nhiều, tôi sẽ vui vẻ trả tiền cho lời khuyên đó.
Tất nhiên, một khi tôi biết điều này, người cố vấn sẽ chẳng còn mấy việc để làm.
Chúng tôi sở hữu 15 quỹ tương hỗ trên danh nghĩa là sự phân bổ vốn giữa năng suất và rủi ro của tài sản nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro và giảm tổn thất tài chính. Thêm vào sự phức tạp, một số quỹ có kỳ hạn thả nổi.
Khi cuối cùng chúng tôi đã dành thời gian để giải mã khoản đầu tư của mình, chúng tôi nhận thấy rằng thực ra mình chỉ sở hữu ba loại tài sản: cổ phiếu lớn trong nước, cổ phiếu nội địa nhỏ và trái phiếu trong nước.
Sự phức tạp không cần thiết là rất phổ biến trong ngành tài chính. Việc đầu tư phức tạp là một cách để ngành công nghiệp tài chính biện minh cho sự tồn tại của mình.
Tất cả các lời khuyên tài chính đều mâu thuẫn
Không phải tất cả các cố vấn tài chính đều là những người xấu, và không phải mọi lời khuyên tài chính đều xấu. Chúng tôi vẫn nhận được một số lời khuyên tốt.
Chúng tôi được khuyên nên tự động hóa các khoản đầu tư của mình và đóng góp thường xuyên để duy trì đầu tư trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và chọn phân bổ tài sản phù hợp với khả năng chịu rủi ro của chúng tôi. Trong mỗi trường hợp, lợi ích tốt nhất của chúng tôi phù hợp với quyền lợi của cố vấn của chúng tôi.
Nhưng tất cả các lời khuyên tài chính đều đi kèm với xung đột lợi ích vốn có. Trong trường hợp của chúng tôi có nhiều xung đột và đa phần thì khi đó lợi ích của chúng tôi bị mất đi. Các loại thuế không cần thiết và một danh mục đầu tư phức tạp không cần thiết đã gây thiệt hại cho chính chúng tôi.
Nếu bạn dự định tìm kiếm sự giúp đỡ từ cố vấn tài chính, bạn cần phải hiểu cách mà các cố vấn tài chính của bạn được trả tiền và những xung đột này có thể tạo ra như thế nào.