Thượng Hải phong tỏa ảnh hưởng đến toàn cầu
Giá dầu thế giới giảm, công xưởng lớn của thế giới ngừng hoạt động, lĩnh vực hậu cần đình trệ… Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc đóng cửa đang ảnh hưởng tới không chỉ Trung Quốc mà cả thế giới.
- 29-03-2022Hết tôm hùm lại đến chuối bị tắc biên quay đầu bán 'giải cứu', giá chỉ 5.000/kg
- 29-03-2022Nhiều tàu chở dầu của Nga đang bật mode 'tàng hình' để tránh né các lệnh trừng phạt?
- 29-03-2022Không có giải pháp nào cho ‘cơn nghiện dầu’ của châu Âu
Chính quyền Thượng Hải bắt đầu thực hiện phong tỏa từ cuối Chủ nhật (27/3), với 26 triệu dân cư bước vào đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt, sau khi phát hiện những ca nhiễm virus Covid-19 trên "quy mô lớn" khắp trung tâm tài chính này.
Thành phố sẽ đóng cửa theo hai giai đoạn, theo đó dọc sông Hoàng Phố sẽ bị chia cắt trong 9 ngày để các nhân viên y tế kiểm tra "so le".
Cư dân ở phía đông của Thượng Hải đã bị giới hạn không đi ra khỏi nhà. Các phương tiện giao thông công cộng, bao gồm cả dịch vụ gọi xe, đã bị tạm dừng, trong khi nhiều công ty và nhà máy đã tạm ngừng sản xuất hoặc đang làm việc từ xa. Trong khi đó, bên kia sông Hoàng Phố, người dân đổ xô đi mua hàng hóa chuẩn bị cho đợt đóng cửa sắp tới, giữa bối cảnh dịch Covid-19 đang ngày càng lan nhanh ở Trung Quốc.
Các thành phố bao gồm Thâm Quyến, Đông Quan, Trường Xuân và Thẩm Dương đã phải đối mặt với những đợt phong tỏa nghiêm ngặt trong cuộc chiến đang diễn ra của Trung Quốc chống lại thực trạng số ca nhiễm Omicron đang gia tăng, mặc dù việc phong tỏa chỉ trong một thời gian ngắn. Dự kiến trong tương lai sẽ còn có nhiều vụ phong tỏa hơn nữa, bởi các nhà chức trách Trung Quốc có vẻ có ý định duy trì các hạn chế nghiêm ngặt để chống Covid-19.
"Trung Quốc khó có thể từ bỏ chính sách Zero Covid của mình trong thời gian tới, bất chấp những thách thức từ làn sóng lây nhiễm virus Omicron quy mô lớn", các nhà phân tích của Bank of America nhận định.
Trong khi người dân Thượng Hải vật lộn với số ca nhiễm virus Covid-19 gia tăng và bị giảm hoặc không có lượng do toàn thành phố đóng cửa thì nền kinh tế toàn cầu đang chứng kiến những tác động mạnh đối với mọi thứ, từ giá hàng hóa đến sản xuất xe điện.
Giá dầu giảm
Giá dầu giảm tới 8% vào thứ Hai (28/3) sau khi tin tức về việc Thượng Hải phong tỏa làm dấy lên lo ngại nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ giảm. Đây là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Xu hướng giảm kéo dài sang thứ Ba (29/3), với giá dầu Brent lúc kết thúc ngày 29/3 theo giờ Việt Nam giảm tiếp 3% xuống 109,61 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ giảm 2,8% xuống 103,01 USD.
Việc giá dầu giảm mang lại một chút tâm lý nhẹ nhõm cho người tiêu dùng trong bối cảnh giá xăng của Mỹ đang ở gần mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo xu hướng giảm giá hiện tại có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Giá dầu Brent trong 6 tháng qua.
Ipek Ozkardeskaya, nhà phân tích cấp cao thuộc ngân hàng trực tuyến Swissquote cho biết: "Các biện pháp giãn cách/phong tỏa mới chống Covid-19 (ở Trung Quốc) dự kiến sẽ là ‘khúc cua ngắn hạn trên con đường (giá tăng) dài hạn", "Tác động của việc Thượng Hải gừng hoạt động đối với nhu cầu dầu trung hạn chắc chắn sẽ chỉ ở mức hạn chế, trong khi những lo ngại về nguồn cung thắt chặt - vốn được khuếch đại bởi căng thẳng ở Saudi Arabia với phiến quân Houthi - sẽ khiến giá dầu tiếp tục bị đẩy lên".
Mark Haefele, Giám đốc đầu tư của UBS Global Wealth Management, cũng cho biết ông tin rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao khi Trung Quốc làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu tác động kinh tế từ việc phong tỏa và thị trường toàn cầu đang cố gắng tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu của Nga.
"Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, các lệnh trừng phạt và gián đoạn nguồn cung đã khiến thị trường dầu nóng lên. Theo quan điểm của chúng tôi, Nga là một nhà sản xuất năng lượng quan trọng mà các nước khác không thể dễ dàng thay thế", ông Haefele viết, và thêm rằng: "Trong khi các thị trường đón nhận thông báo này (Thượng Hải đóng cửa) một cách tiêu cực, thì khả năng phục hồi (nhu cầu dầu) vẫn có thể xảy ra nếu các hạn chế diễn ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng tỏ ra hiệu quả. Rủi ro đối với giá hàng hóa vẫn nghiêng về phía tăng cho đến thời điểm hiện tại. "
Các nhà máy ngừng hoạt động, thực hiện hệ thống "vòng tròn khép kín"
Một số nhà máy ở Thượng Hải đã bị đóng cửa tạm thời do thành phố giãn cách, nhưng các nhà chức trách đã cố gắng hết sức để ngăn chặn sự đình trệ sản xuất bằng cách thiết lập các hệ thống "khép kín" cho phép một số nhà máy vẫn mở cửa miễn là hạn chế số lượng công nhân và tuân thủ các quy trình xét nghiệm Covid-19.
Tuy nhiên, cơ sở khổng lồ ở Thượng Hải của Tesla hôm 28/3 đã buộc phải tạm dừng dây chuyền lắp ráp theo yêu cầu của nhà chức trách và có thể sẽ vẫn đóng cửa cho đến hết thứ Năm, dẫn đến việc tạm thời mất sản lượng khoảng 2.000 xe hàng ngày của nhà máy.
Nhưng các công ty như GM và Volkswagen sẽ tiếp tục vận hành các nhà máy ở Thượng Hải, trong khi nhà cung cấp iPhone Pegatron và nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc - Semiconductor Manufacturing International - cũng có thể duy trì hoạt động của các nhà máy.
Bank of America cho biết tác động đối với ngành sản xuất có thể "có thể kiểm soát được" nếu các đợt ngừng hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn và không lan rộng khắp đất nước, nhưng thiệt hại đối với lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng của người tiêu dùng của Trung Quốc có thể lớn hơn thế.
Các nhà phân tích của Bank of America viết: "Kể cả dịch Covid-19 tái bùng phát lẻ tẻ ở một số nơi và diễn ra trong thời gian ngắn, Covid vẫn có thể gây ra những cú sốc đáng chú ý cho tiêu dùng và tiếp tục đè nặng lên niềm tin của người tiêu dùng trong nhiều tháng sau khi làn sóng Covid lắng xuống".
Cơn ác mộng của ngành hậu cần
Việc Thượng Hải phong tỏa đã gây áp lực đáng kể lên các chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần xung quanh thành phố.
Hãng vận tải biển Đan Mạch Maersk cho biết việc Thượng Hải phong tỏa có thể khiến 30% họat động vận tải trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng 30%
Trong khi các cảng của Thượng Hải và sân bay Phố Đông vẫn mở cửa kể cả trong giai đoạn phong tỏa, những người lái xe tải ở quanh Thượng Hải đang gặp khó khăn, thậm chí không thể đảm bảo là các chuyến chở hàng có thể được dỡ hàng. Cơn ác mộng của ngành hậu cần ở thành phố Thượng Hải thực sự đang diễn ra.
Thomas Gronen, người phụ trách khu vực Trung Quốc của Fibs Logistics, cho biết: "Gần như không thể thực hiện việc vận chuyển đến và đi từ các cảng của thành phố cũng như đến Sân bay Quốc tế Phố Đông - sân bay hàng hóa hàng đầu Trung Quốc".
Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần Woodlands Group có trụ sở tại Vương quốc Anh hôm 29/3 cho hay: "Đã có sự gián đoạn đáng kể đối với hoạt động vận chuyển của xe tải… khiến một phần lớn hàng hóa sẵn sàng bốc dỡ ngày hôm nay không thể được vận chuyển đến cảng".
Các công ty hậu cần đang chuyển sang cảng Ninh Ba gần đó hoặc thậm chí là cảng Thanh Đảo xa hơn, nỗ lực ngăn chặn sự hỗn loạn chuỗi cung ứng xung quanh Thượng Hải. Tuy nhiên, người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể sẽ cảm thấy tác động của sự hỗn loạn chuỗi cung ứng của Thượng Hải.
Song cũng nên nhớ rằng Trung Quốc có thể hạn chế thiệt hại đối với chuỗi cung ứng nếu việc ngừng hoạt động không kéo dài trong vài tuần tới, theo nhân định của Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại Australia & New Zealand Banking Group.
Tham khảo: Fortune