Thương hiệu dùng 1 chất liệu quý tộc để vẽ nên BST mới mang vẻ đẹp nhung thêu
Đây từng là chất liệu đặc biệt, chuyên phục vụ thị hiếu của tầng lớp quý tộc Thăng Long xưa.
- 16-03-2023Founder ‘local brand’ SSStutter: 19 tuổi kinh doanh, 21 tuổi bỏ học mở công ty với số vốn 1 triệu đồng, 3 tháng sau tuyên bố phá sản nhưng vực dậy chỉ trong 1 buổi chiều
- 16-03-2023Mách bạn cách khéo để tận dụng không gian bên dưới gầm cầu thang
- 16-03-2023Linh Rin và Phillip Nguyễn yêu cầu khách mời dự đám cưới hào môn không được đăng ảnh vì lí do này?
Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, từ thế kỉ 16, 17, phát triển mạnh mẽ và ổn định nhất trong thế kỉ 18,19. Với lịch sử lâu đời, được giữ gìn, bảo tồn và phát triển qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, tranh dân gian không chỉ là tài sản của dân tộc, mà còn là biểu tượng văn hoá của cả một đất nước qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên cùng với những thay đổi của thời gian, sự xuất hiện của các dòng tranh hiện đại, và thị hiếu thẩm mỹ thay đổi thì tranh dân gian đang dần bị mai một và không còn xuất hiện nhiều như trước.
Mặt khác, trong xã hội hiện đại ngày nay, con người tiếp nhận quá nhiều thông tin, cuộc sống nhanh và vội vã hơn, dần dần quên lãng những thứ truyền thống trong văn hoá và tinh thần.
Có thể nói, bảo tồn và phát triển tranh dân gian là một việc gian nan trong xã hội hiện đại. Việc bảo tồn không chỉ dừng lại ở việc trưng bày trong bảo tàng, mà ứng dụng đến những thứ gần gũi với sinh hoạt hơn, nhắc lại về những văn hoá dân gian đã mai một để những người trẻ bây giờ cũng sẽ biết đến những truyền thống lâu đời của đất nước.
Tiệm Thơ chọn tranh Hàng Trống để thêu lên những trang phục của phụ nữ Việt, mong muốn quảng bá nhiều hơn hình ảnh tranh Hàng Trống, muốn mọi người quan tâm hơn đến dòng tranh này để nó không bị lãng quên và mai một.
Trang phục thêu 2 bức trong bộ tố nữ: cô thổi sáo - cô đánh đàn nguyệt là những nhạc cụ dân gian Việt Nam. Ca ngợi người con gái Việt tài sắc duyên dáng vẹn toàn.
Trang phục thêu bức tranh “Tiến tài - Tiến Lộc”, chúc tụng gia đình, đây thuộc dòng tranh tết chúc tụng thường được treo trong nhà để đón năm mới, mong muốn cả năm gia đình đầy đủ tài lộc.
Váy thêu rồng Tả thanh long.
Áo chần bông thêu bức tranh “Cá chép vượt vũ môn”, không chỉ là thời trang mà còn chuyên chở những câu chuyện văn hóa xưa và hiện tại vẫn đang được kể bởi các nhà thiết kế nặng lòng với vẻ đẹp truyền thống.
Trang phục thêu bức tranh mùa thu của bộ Tứ bình.
Tranh "Tứ bình" hay "Tứ quý bốn mùa" là bức tranh khắc họa bốn loại cây Mai - Sen - cúc - Trúc tượng trưng cho bốn mùa trong năm là Xuân - Hạ - Thu - Đông. Bốn loại cây này là bốn loại cây tượng trưng cho những tính cách tốt đẹp, cao quý của con người.
Đây không phải lần đầu tiên Tiệm Thơ lựa chọn chất liệu truyền thống để làm nên các bộ sưu tập của mình. Trước đây, bộ sưu tập Đông Hồ của thương hiệu này cũng từng “gây sốt” khi lựa chọn Linh Rin làm nàng thơ khoác lên mình những tác phẩm nhung lụa xuất sắc, tái hiện nét văn hoá Việt đặc sắc.
Linh Rin làm nàng thơ cho bộ sưu tập Đông Hồ của Tiệm Thơ.
Trong dự án lần này của Tiệm Thơ, “Chim công làng Múa” - NSƯT Linh Nga là người được “chọn mặt gửi vàng”. Mỗi bức ảnh được lên ý tưởng như một bức hoạ, Linh Nga khiến người xem không thể rời mắt khỏi thần thái cuốn hút, vẻ đẹp đậm chất Á Đông huyền bí nhưng vẫn rất thanh lịch duyên dáng của người con gái Hà Nội xưa.
Trí Thức Trẻ