Thương mại toàn cầu xáo trộn vì than
Việc Trung Quốc giảm sản lượng than có thể hỗ trợ thị trường vận tải biển vốn đang trong tình trạng khủng hoảng trong khi những ngành sản xuất cần sử dụng than gặp nhiều thách thức khi chi phí sản xuất bị đội lên.
- 26-09-2016Than Việt cạnh tranh kém
- 25-09-2016Nhập khẩu than "vỡ kế hoạch": Bình thường hay bất thường?
- 31-07-2016Than xuất lậu vẫn “nóng” trên vùng biển Quảng Ninh
Những nỗ lực cải tổ của Trung Quốc với ngành than trong nước nhằm cắt giảm sản lượng sau nhiều năm mở rộng khai thác và giảm ô nhiễm đang gây tác động đến nhiều ngành kinh doanh trên thế giới như thép và vận tải.
Để giảm sản lượng chính phủ đã yêu cầu các mỏ than giảm thời gian làm việc xuống còn 276 ngày thay vì 330 ngày như trước đây. Kết quả sản lượng đã giảm hơn 10% trong năm nay, tương đương khoảng 150 triệu tấn than tính đến cuối tháng 8 – gần tương đương với xuất khẩu than của Columbia và Nam Phi vào năm ngoái. Mục tiêu của Trung Quốc là cắt giảm 500 triệu tấn vào năm 2020.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc vừa là nước xuất khẩu cũng như tiêu dùng than lớn nhất thế giới. Sản lượng của nước này năm 2014 đạt 3,75 tỷ tấn – còn nhiều hơn cả sản lượng của Mỹ, Ấn Độ, Australia và Indonesia cộng lại – góp phần vào việc tăng trưởng đột biến trong ngành thép và cũng đáp ứng 70% nhu cầu của quốc gia này.
Tác động chính lên thị trường thế giới đến từ nhập khẩu, chiếm 19% giao dịch đường biển vào năm ngoái, dựa theo tính toán của Bloomberg. Cắt giảm sản lượng khiến Trung Quốc mua nhiều than nhất kể từ 2014 và tăng hơn 12% trong 8 tháng đầu năm nay.
Sau khi giá than giảm trong 5 năm và chạm mức thấp nhất kể từ 2008 vào tháng 4 năm nay, giá than Newcastle - chỉ số giá than châu Á lại tăng lên 72 USD/tấn trong khi loại than cốc phục vụ luyện kim dùng trong ngành thép cũng tăng lên hơn 200 USD/tấn, gấp đôi so với tháng 7 và trở thành hàng hoá tăng giá mạnh nhất trong năm nay. Giá than ở Indonesia cũng có thời gian tăng lâu nhất kể từ 2013.
Nếu vẫn tiếp tục duy trì đà tăng giá, các công ty ty khai thác có thể thu về hàng tỷ USD. Điều này là có cơ sở khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để hỗ trợ nền kinh tế cũng như dòng vốn. Hoạt động xây dựng được cải thiện cùng với nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép như quặng và than luyện kim cũng tăng lên.
Các công ty khai thác dường như trút được gánh nặng sau khi giá than trượt dốc khiến lợi nhuận xuống thấp buộc một số nhà sản xuất phá sản. Trong khi đó, những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc cũng có tác động lên nhiều ngành kinh tế trên thế giới.
Việc Trung Quốc giảm sản lượng cũng có thể hỗ trợ thị trường vận tải biển vốn đang trong tình trạng khủng hoảng. Giá tàu chở than có thể tăng lên 11.500 USD mỗi ngày trong năm tới nếu nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng. Tuy nhiên, các hãng vận tải vẫn phải đương đầu với thách thức khi điểm hoà vốn phải ở mức 14.000 USD mỗi ngày.
Các nhà máy thép Nhật và Hàn Quốc cũng sẽ gặp khó khăn khi giá than luyện kim sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm do đây là thời điểm mua nhiều than nhất và họ có thể phải trả thêm 50% - 60% so với mức giá của quý 3. Giá than tăng cũng khiến chi phí sản xuất điện tại Trung Quốc bị đội lên trong khi tiền điện chiếm 40% chi phí sản xuất trong ngành nhôm.
Mới đây, chính phủ và các công ty khai thác thống nhất quản lý sản lượng để giữ giá than trong mức 67 - 75 USD mỗi tấn. Thoả thuận không bao gồm than luyện kim. Các công ty khoáng sản của nhà nước được phép nâng sản lượng để tránh tình trạng chi phí sản xuất thép tăng chóng mặt.
Mặc dù rất ít người dự báo việc nâng thêm sản lượng bên trên sẽ giải quyết được vấn đề giá cả nhưng điều này cũng giúp giảm sức ép trong các ngành sản xuất cần sử dụng than như điện hoặc thép. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng sẽ góp phần ngăn cản đà tăng giá của than.
Người đồng hành