MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thương mại Việt Nam với các nước đang ra sao?

Việt Nam vẫn giữ thặng dư thương mại với Mỹ nhưng thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước 10 tháng đầu năm đạt trên 394 tỷ USD, thặng dư thương mại 6,4 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, nhập khẩu ước tính194 tỷ USD.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 39 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong 10 tháng qua là điện thoại và linh kiện (tăng 43,7%), giày dép (tăng 15,9%), hàng dệt may (tăng 13,6%).

Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ10,6 tỷ USD chủ yếu làthức ăn gia súc và nguyên phụ liệu (tăng 203,3%) và điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 8,3%) so với cùng kỳ năm 2017.

Như vậy, tính đến hết tháng 10, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là 28,4 tỷ USD.

Thương mại Việt Nam với các nước đang ra sao? - Ảnh 1.

Hàng dệt may xuất khẩu. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam vớikim ngạch đạt 52,9 tỷ USD,tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu xăng dầu (tăng 94,9%), vải (tăng 17,4%), điện tử, máy tính và linh kiện tăng (tăng 10,2%), điện thoại và linh kiện (tăng 3,9%) từ Trung Quốc.

Về phía xuất khẩu, trong 10 tháng, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 32,1 tỷ USD, tăng 21,3%. Trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng 117,1%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 29,3%, rau quả tăng 14,1%.

Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc 20,8 tỷ USD.

Thương mại Việt Nam với các nước đang ra sao? - Ảnh 2.

Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước.

Bên cạnh đó, tại các thị trường lớn khác như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN cả xuất và nhập khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng.

EU là thị trường xuất Việt Nam xuất siêu 23,7 tỷ USD.

Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 34,9 tỷ USD, tăng 9,9%, trong đó chủ yếu là điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 26,5%), hàng dệt may (tăng 14,8%), điện thoại và linh kiện (tăng 6,6%).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập siêu từ EU 11,2 tỷ USD, tăng 12,1%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đó là vải (tăng 25,1%), máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (tăng 16,9%), điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 14,3%).

VớiASEAN, Việt Nam nhập siêu 5,4 tỷ USD.

Trong 10 tháng, xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 20,6 tỷ USD, tăng 14,5%. Trong đó gạo xuất khẩu tăng 132,6%, sắt thép tăng 56,7%, hàng dệt may tăng 38,4%.

ASEAN xuất sang Việt Nam 26 tỷ USD, tăng 13,1%. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (tăng 15,4%), xăng dầu (tăng 13,7%), điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 8%).

Nhật Bản là thị trường Việt Nam nhập siêu 0,2 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 15,3 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may (tăng 28,3%), giày dép (tăng 20,5%), máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (tăng 9,7%).

Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam đạt 15,5 tỷ USD, tăng 14,6%. Trong đó, các mặt hàng chủ yếu là điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 37,5%), điện thoại và linh kiện (tăng 31,1%), sắt thép (tăng 13,9%).

Với Hàn Quốc, Việt Nam nhập siêu 24,2 tỷ USD.

Trong 10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 15 tỷ USD, tăng 23,5%. Mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện xuất khẩu tăng 50,4%, hàng dệt may tăng 23,8%, điện thoại và linh kiện tăng 14,9%.

Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 39,2 tỷ USD, tăng 2,1%. Việt Nam chủ yếu nhập khẩuđiện tử, máy tính và linh kiện (tăng 14,1%), thép (tăng 19,4%) và xăng dầu (tăng 17,5%).

Theo Nam Anh - Liên Hương

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên