MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình là một nghệ sĩ: Đừng để bất cứ ai ngủ khi bạn đang say mê với những ý tưởng của mình!

17-10-2018 - 22:00 PM | Sống

Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình là một nghệ sĩ: Đừng để bất cứ ai ngủ khi bạn đang say mê với những ý tưởng của mình!

Chăm chút cho diện mạo

Bạn sẽ không thể gây được ấn tượng tốt và khiến người nghe mong chờ bài thuyết trình nếu như bạn diện lên mình bộ trang phục xuề xòa, luộm thuộm. Hãy đầu tư và chuẩn bị vẻ ngoài thật chỉn chu, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng những bản thân bạn có thể tự tin trước đám đông mà những người đối diện cũng thêm phần thiện cảm.

Hãy có một phần mở màn ấn tượng

Phần mở đầu của buổi thuyết trình rất quan trọng. Thông thường, mọi người sẽ thấy hứng thú nếu bạn mở đầu một cách vui vẻ. Vì thế, thay vì tốn nhiều thời gian giới thiệu bản thân một cách đơn điệu, hãy khuấy động bầu không khí và khiến mọi người trở nên thoải mái.

Tạo mối liên kết với người nghe 

Những người thuyết trình giỏi nhất cho rằng yếu tố quan trọng để có một buổi thuyết trình hiệu quả chính là mối liên kết giữa bạn và người nghe. Cách để tạo được "sợi dây" đó là hãy cho họ thấy niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn.

Bên cạnh đó, hãy mỉm cười và dùng ánh mắt để kết nối với khán giả của bạn. Khi mỉm cười và nhìn vào mắt ai đó, bạn sẽ thu hút sự tập trung của họ vào bạn và điều bạn đang nói. Hành động này cũng khiến bạn giảm đi sự lo lắng vì nó tạo cảm giác như bạn đang thuyết trình cho một người, chứ không phải cả một đám đông lớn.

Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình là một nghệ sĩ: Đừng để bất cứ ai ngủ khi bạn đang say mê với những ý tưởng của mình! - Ảnh 1.

Bắt đầu những gì người nghe biết

Để có thể tạo một sợi dây kết nối vô hình, điều không thể tuyệt vời hơn là nói về những điều mà người nghe biết và quan tâm. Yếu tố này sẽ giúp bài thuyết trình của bạn gần gũi và được đón nhận nhiệt thành hơn.

Thuyết trình sẽ là chuyện nhỏ cho những ai hướng mình đến khán giả, nhưng sẽ rất khó nếu bạn muốn thực hiện công việc này một mình và bỏ quên người xung quanh. Sự hợp tác trong mọi cuộc diễn thuyết sẽ đến khi bạn bắt đầu bằng những gì mọi người biết thay vì nói những gì bạn biết.

Áp dụng phương pháp kích thích và thu hút khán giả

Ngoài nội dung hấp dẫn, bài thuyết trình của bạn sẽ thu hút được nhiều khán giả hơn khi có nhiều dẫn chứng, các câu chuyện hài hước hoặc một vài hoạt động xen kẽ. Chẳng hạn, bạn có thể mời một người đứng lên trả lời các câu hỏi để chứng minh cho điều mà bạn đang nói hoặc đề nghị mọi người vỗ tay để không khí thêm phần sôi động…

So với một bài thuyết trình chỉ toàn slide đầy hình ảnh và chữ thì việc tương tác giữa bạn và người nghe sẽ tạo ra hiệu ứng tốt hơn hẳn. Hãy luôn ghi nhớ và vận dụng các yếu tố này mỗi khi thuyết trình trước đám đông nhé.

Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình là một nghệ sĩ: Đừng để bất cứ ai ngủ khi bạn đang say mê với những ý tưởng của mình! - Ảnh 2.

Chú ý đến ngôn ngữ hình thể

Ngôn ngữ hình thể rất quan trọng trong buổi thuyết trình, một hành động thừa thãi cũng khiến bạn mất điểm trước người nghe. Khi cần nhấn mạnh vấn đề, bạn có thể mở rộng vòng tay; khi thể hiện quyết tâm hay sức mạnh, bạn có thể nắm chặt tay thành hình nắm đấm…

Bạn cũng nên lưu ý một số ngôn ngữ hình thể không phù hợp, không nên sử dụng trong buổi thuyết trình như khoanh tay trước ngực, đưa tay lên mũi, môi, tai…

Sự hợp nhất giữa lời nói và cử chỉ là chìa khóa giúp cho buổi thuyết trình của bạn thêm phần đáng tin cậy và để lại dấu ấn tuyệt vời trong lòng khán giả. Tuy nhiên, để trở thành những bậc thầy thuyết trình như Richard Branson, Nick Vujicic hay Steve Jobs, bạn cần rất nhiều thời gian để luyện tập và thay đổi.

Duy trì ngọn lửa nhiệt huyết đúng mức

Một ngọn lửa càng cháy mạnh, nó sẽ càng dễ tắt. Khi bạn cháy hết mình, khán giả lập tức sẽ hướng sự chú ý tới bạn. Tuy nhiên, để buổi thuyết trình đi đúng hướng, sự điềm tĩnh trong lời nói, cử chỉ mềm mại nhẹ nhàng sẽ để lại dư âm lâu hơn.

Khả năng mất kiểm soát có thể dễ dàng đến khi bạn "bùng cháy" quá mạnh mẽ nhưng cũng không nên duy trì ngọn lửa le lói, yếu ớt trong suốt buổi thuyết trình, nếu bạn không muốn người nghe ra về sớm hoặc… ngủ.

Theo PV

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên