Tích hợp công nghệ trong kinh doanh - doanh nghiệp cần bắt đầu với dữ liệu
Khoảng 50% CEO tại khu vực châu Á cho rằng GenAI có thể thúc đẩy tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, để phát huy giá trị của công nghệ này, doanh nghiệp cần biết cách làm việc với dữ liệu.
Theo kết quả khảo sát CEO thường niên lần thứ 27 của PwC, 53% CEO tại khu vực châu Á Thái Bình Dương bày tỏ mối quan ngại về sự tồn tại của công ty trong 10 năm tới nếu họ vẫn tiếp tục đi theo con đường hiện tại, không hoạch định một chiến lược đổi mới rõ ràng cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, nhiều công ty đang tìm cách thực hiện các bước để đổi mới hoạt động kinh doanh và xem đây là bước đi quan trọng hướng tới một tương lai được định nghĩa bằng sự lãnh đạo có tầm nhìn, tinh thần kiên cường và sự tăng trưởng bền vững.
Kết quả khảo sát CEO của PwC cho thấy, hai trong bốn hành động thiết yếu mà các CEO nên thực hiện để đảm bảo dẫn đầu và thúc đẩy đổi mới là tích hợp GenAI vào chiến lược kinh doanh và sử dụng công nghệ để chủ động nhận diện và quản lý rủi ro.
Ứng dụng AI trở thành chủ đề chính của nhiều hội thảo, tọa đàm dành cho doanh nghiệp trong thời gian gần đây
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các CEO đều đồng thuận về tầm quan trọng của việc tích hợp GENAI vào chiến lược kinh doanh và bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của công nghệ này trong 12 tháng tới. Hơn hai phần ba CEO khu vực châu Á Thái Bình Dương tham gia khảo sát dự đoán GenAI sẽ tác động đáng kể đến công ty, lực lượng lao động và thị trường của họ trong 3 năm tới. Thậm chí có tới gần 50% CEO lạc quan về việc GenAI sẽ góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, để công nghệ nói chung và đặc biệt là GenAI phát huy giá trị cho doanh nghiệp thì việc quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải làm chủ được kho dữ liệu khổng lồ và biết cách sử dụng chúng hiệu quả. Trong buổi tọa đàm mới đây về "AI và Quản trị doanh nghiệp" do Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc Đại học FPT) tổ chức, ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud cho rằng, "để ứng dụng AI hiệu quả, đầu tiên phải tuân thủ độ sạch về dữ liệu, kiểm soát dữ liệu dùng để đào tạo AI. Không thể đưa dữ liệu, tài liệu không được kiểm chứng độ chính xác vào để đào tạo AI".
Ông Lê Hồng Việt chia sẻ tại hội thảo AI và Quản trị doanh nghiệp do FSB tổ chức
Để có nguồn dữ liệu sạch và chuẩn, các doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc "3 quy", đó là "Quy chuẩn – Quy hoạch – Quy chế". Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần chuẩn hóa quy trình thu thập, lưu giữ, tích hợp dữ liệu trên toàn bộ hệ thống và quy hoạch mô hình tổ chức lưu trữ dữ liệu cũng như có đội ngũ nhân sự chuyên trách, đồng thời xây dựng các quy chế, quy định, quy tắc về thu thập, khai thác, chia sẻ dữ liệu.
Hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu – "nguồn dầu mỏ mới", tài sản sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, FSB đã tiên phong đưa vào chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (SeMBA) và Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) các môn học liên quan đến phân tích dữ liệu và sử dụng dữ liệu trong kinh doanh.
Với chương trình SeMBA, học viên được học các môn học STEM, khai thác khả năng ứng dụng công nghệ và khoa học, dữ liệu trong quản trị và xây dựng chiến lược. Thông qua các môn học như: Phân tích dữ liệu kinh doanh, Lãnh đạo thời kỳ chuyển đổi số, Phân tích và chuẩn đoán doanh nghiệp,…học viên không chỉ nắm bắt kiến thức cập nhật, chuyên sâu về chiến lược, nhân sự, marketing, tài chính, công nghệ, vận hành,… mà còn được trang bị các kỹ năng trong việc tối ưu hóa công nghệ và phân tích dữ liệu vào quá trình ra quyết định.
Học viên SeMBA được trang bị kỹ năng quản trị dựa trên dữ liệu
Trong khi đó, với mục tiêu đào tạo các chuyên ra công nghệ có khả năng tạo ra các công cụ AI và khai thác khối dữ liệu khổng lồ đang có để cung cấp cho doanh nghiệp, chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) được thiết kế với các môn học chuyên sâu về AI và khoa học dữ liệu. Chương trình trang bị cho học viên kiến thức để có thể hiểu rõ bản chất và tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tạo ra các sản phẩm AI hữu ích.
Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo thạc sĩ của FSB còn trang bị cho học viên phương pháp tự học, khả năng làm việc độc lập, dưới sự hướng dẫn và chia sẻ của các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam.
Hiện FSB đang đào tạo hai chương trình Thạc sĩ tại 4 cơ sở là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. FSB có hơn 20 năm kinh nghiệm trong đào tại thạc sĩ và luôn được học viên đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Trong một cuộc khảo sát mới đây do FSB thực hiện, 91% học viên tham gia khảo sát đánh giá từ tốt đến rất tốt về chất lượng đào tạo của Viện.
Tổ Quốc