Tiệm mì tại Đà Lạt có giá tận 100k/tô, bắt buộc đặt lịch trước nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách
Dù giá thành, khi ăn phải để ý nhiều quy tắc nhưng tất cả những điều đó vẫn không làm tiệm mì "thần thánh" này vơi bới khách.
- 19-10-2023Từ phở đến bánh mì, BLACKPINK khiến người hâm mộ “đổ rầm” vì niềm đam mê bất tận với ẩm thực Việt
- 05-10-2023Quán bánh mì "chinh phục" Shark Bình: Từng lên sóng báo Nhật, MC Lại Văn Sâm cũng đã ghé qua
- 04-10-2023Món bánh mì khó mua khiến Bích Phương ước mơ làm công nhân mỏ và nhắc cả trên truyền hình ngon cỡ nào?
Chẳng phải là mì theo kiểu Việt Nam, cũng không phải mì kiểu Nhật hay Hàn Quốc, thế nhưng, tiệm mì ngon độc lạ này ở Đà Lạt khiến ngay cả dân bản địa cũng phải xếp hàng hoặc đặt trước để thưởng thức. Món mì tại đây được nấu theo công thức độc quyền, "có một không hai" của vợ chồng chủ quán. Trong vòng 3 năm, cả hai đã nghiên cứu ra 9 công thức mì và sợi mì tươi vô cùng đặc biệt.
(Ảnh: @chiakiindalat)
Tiệm mì này vốn chẳng có tên mà thường được người quen gọi theo tên khách sạn Phú Gia do tiệm nằm tầng 1 ở khách sạn. Các khách quen tại đây hay gọi vui tiệm mì này là "mì chảnh", vì phải biết rõ nhưng lưu ý này thì mới có thể ngồi nhàn nhã thưởng thức món mì trứ danh:
1. Bắt buộc phải đặt bàn trước
Vì không gian quán nhỏ và tính chất món ăn là thủ công nên khách hàng đều phải chờ rất lâu mới có thể thưởng thức được tô mì. Cũng vì thế mà Mì Phú Gia khuyến khích thực khách nên đặt bàn trước để có sự phục vu chu đáo nhất. Thường thì mọi người khi quyết định đến ăn sẽ phải gọi để "chốt lịch" trước một ngày hoặc vào buổi sáng sớm để đảm bảo mình có chỗ ngồi trong quán.
(Nguồn: @buiqui_qui)
2. Tiệm mì chỉ mở vào ngày chẵn và Chủ Nhật
Đây là một điều khiến nhiều người bất ngờ về quán ăn này, vì mì Phú Gia chỉ mở vào Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu và Chủ Nhật. Những ngày còn lại vợ chồng chủ tiệm sẽ dành thời gian để nấu nước dùng và làm mì thủ công. Riêng nước dùng là phần quan trọng nhất theo chia sẻ từ anh chị chủ là được tổng hợp từ các phương thuốc gia truyền (có hương hồi, táo tàu,...) vừa có thể tẩm bổ vừa có lợi cho tiêu hóa. Phần nước dùng này nấu rất tốn thời gian nên đó là lý do tiệm nghỉ thứ 3 - 5 - 7 và chỉ bán vào những thứ chẵn còn lại. Nếu không biết quy tắc này, nhiều du khách sẽ mất công chạy lên tiệm, mong mỏi ăn được món ngon nhưng cuối cùng lại đi về tay không đấy.
(Nguồn: Dưa Hấu Hấu)
3. Món mì có hai sự lựa chọn cho thực khách
Nước dùng đậm đà kết hợp với bài thuốc gia truyền sẽ được chia thành hai "cấp độ" cay hoặc không cay cho thực khách dễ dàng lựa chọn. Ngoài ra khi ăn mì bò bạn có thể ăn kèm với loại dưa chua tự làm vô cùng khác biệt hay nước trà, bánh phô mai cũng ngon không kém. Công thức mì cũng chỉ được truyền lại cho người thân của chủ tiệm, có lẽ vì thế mà tô mì có giá lên đến 100 nghìn nhưng vẫn thấy xứng đáng.
4. Tiệm mì chỉ bán với số lượng có hạn
Thú vị nhất là, sợ tiệm đông khách quá nên nhiều bạn bản địa rỉ tai nhau "bớt bớt khoe lại để còn có cái mà ăn" vì tiệm chỉ bán có 80 tô một ngày thôi. Mỗi ngày chỉ bán số lượng ít nên thường sau 5h là đã treo bảng "hết mì" khiến nhiều người đành chưng hửng ra về. Đã bán chỉ 4 ngày trong tuần mà còn giới hạn số lượng thì việc ăn một tô mì đôi khi còn khó hơn săn mây trên Đà Lạt...
(Ảnh: @mai_ruri, @homnayangidalat)
Các nhà sáng tạo nội dung cũng nhận xét món mì này như được nấu bằng "cả tấm lòng của anh chị chủ quán". Điều này khiến cho danh tiếng của quán "mì chảnh" này càng vang xa và... khó đặt bàn thêm. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng chỉ ăn một tô mì thôi mà phải phức tạp đến vậy sao? Nhưng thú vui của việc thưởng thức hay những ai đã trót say mê hương vị đặc biệt của món mì này thì bấy nhiêu đó thôi cũng chẳng thấm gì.
(Ảnh: @angibaygio_ @quiincy.nguyen)
Và một lý do đặc biệt khiến người ta không nề nà chuyện chờ đợi hay đặt bàn vì năng lượng vui vẻ của anh chủ quán mới là yếu tố khiến ai cũng muốn quay lại lần hai. Dù đầu tắt mặt tối tay bưng nước rót nhưng lúc nào ảnh cũng thoải mái pha trò khiến cả quán cười hoài không thôi. Quả là một địa điểm thú vị nhỉ?
Trí thức trẻ