MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của "vựa lúa, vựa trái cây, vựa tôm cá" của VN

Tỉnh có vị trí địa kinh tế hết sức thuận lợi, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển KTXH, nhất là về kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại.

Tiềm năng của Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửa Long. Theo báo cáo của tỉnh, Tiền Giang hội tụ đủ các điều kiện để phát triển trở thành một trong những cực tăng trưởng của vùng ĐBSCL do có nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội.

Tiền Giang có vị trí địa kinh tế hết sức thuận lợi, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển KTXH, nhất là về kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại.

Tiền Giang hội tụ các yếu tố của vùng ĐBSCL - "vựa lúa", "vựa trái cây" và "vựa tôm - cá" của cả nước cùng với hệ sinh thái phong phú đa dạng, người dân thân thiện, mến khách, có truyền thống yêu nước nồng nàn và những giá trị văn hóa đặc sắc miền sông nước...

Tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của

Một góc thành phố Mỹ Tho.

Tiền Giang, nổi bật là thành phố Mỹ Tho, một trong những đô thị hình thành sớm nhất vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa kinh tế "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ"; là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện.

Điều kiện tự nhiên phong phú đa đạng của các vùng sinh thái khác nhau và với ưu thế về hệ thống sông rạch, cù lao; bờ biển dài 32 km. Tỉnh có nhiều di tích văn hoá lịch sử, nổi bật là di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I - VI sau công nguyên ở huyện Chợ Gạo; di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút ở huyện Châu Thành, di tích chiến thắng Ấp Bắc ở huyện Cai Lậy, các làng nghề truyền thống, khu sinh thái Đồng Tháp Mười...

Tiền Giang có nguồn nhân lực dồi dào với tổng dân số gần 1,8 triệu người, đứng thứ 2 ở vùng ĐBSCL, trong đó lực lượng lao động 1,1 triệu người.

Những thành tựu của Tiền Giang

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 0,91%, nhưng đã phục hồi và tăng lên 7,04% vào năm 2022 và tiếp tục tăng 5,72% vào năm 2023, cao hơn mức trung bình của cả nước. GRDP bình quân đầu người ước tính đạt 69 triệu đồng, tăng 23,6% so với năm 2020.

Khu vực nông nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và cao hơn mức của cùng kỳ năm trước, dẫn đến việc thu nhập của người dân tăng nhanh.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 5,4 tỷ USD, tăng 32% và vượt 38,4% so với kế hoạch năm, đứng thứ hai trong số 13 tỉnh của toàn vùng. Giải ngân vốn đầu tư công luôn đứng đầu các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh chiếm 11,8% toàn vùng, đứng thứ 2 trong 13 tỉnh, thành phố của vùng ĐBSCL.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực với việc tăng tỷ trọng phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 37,2% năm 2022 xuống còn 36,4% năm 2023; tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 28% năm 2022 lên 28,5% năm 2023; và tỷ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ 34,8% năm 2022 lên 35,1% năm 2023.

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, và đào tạo đều có những tiến bộ đáng kể, góp phần cải thiện và làm cho đời sống nhân dân.

Tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của

Một khu du lịch sinh thái tại Tiền Giang

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Tiền Giang vẫn còn có những hạn chế. Tỉnh sở hữu tiềm năng to lớn nhưng quá trình phát triển vẫn chưa đạt được mức độ xứng đáng. Tỉnh đang đối mặt với một số khó khăn và thách thức mà ĐBSCL thường gặp phải như tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng sạt lở, sụt lún của đất và tình trạng ngập mặn ngày càng phức tạp. Cơ sở hạ tầng quan trọng liên quan đến giao thông, xã hội, sức khỏe và giáo dục còn nhiều hạn chế.

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao vẫn còn là một vấn đề lớn, và chưa có sự hình thành các trung tâm công nghiệp lớn trong lĩnh vực chế biến và sản xuất, đặc biệt là chế biến nông - thủy sản, khiến sự kết nối với chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực cũng như toàn cầu còn hạn chế. Ngân sách chi tiêu còn không hợp lý và cần có sự tập trung hơn nữa vào các dự án đầu tư công có tính chiến lược.

Nhiệm vụ trong thời gian tới

Tỉnh cần tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp và du lịch để đảm bảo kết nối thuận lợi giữa nội tỉnh và giữa các tỉnh trong cùng khu vực. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn, cũng như hạ tầng cho ngành giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao.

Tỉnh cũng tập trung vào việc xây dựng và tối ưu hóa các khu kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên phân bổ nguồn lực để thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả theo mô hình phát triển bao gồm: Một dải, ba tâm và bốn hành lang kinh tế, đồng thời tập trung vào ba điểm đột phá để thúc đẩy sự phát triển. Tỉnh chú trọng phát triển kinh tế biển, nông nghiệp và du lịch theo hướng bền vững, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn, dựa trên tiềm năng, lợi thế, cơ hội và khả năng cạnh tranh sẵn có của tỉnh.

Tiền Giang mới chủ yếu sản xuất thô nông sản, vì vậy phát triển nông nghiệp cần chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, huy động sự tham gia của ngân hàng và doanh nghiệp để bảo đảm nguồn vốn và đầu vào - đầu ra, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường chế biến sâu, tham gia chuỗi cung ứng.

Tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của

Nhà thờ Cái Bè.

Ngoài ra, cần huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư (đặc biệt vốn FDI và hình thức đối tác công tư PPP). Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng du lịch, dịch vụ. Cùng với đó, cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên để tăng đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nghiên cứu, tham khảo các mô hình, cách làm hay trên cả nước để tiếp tục nâng cao thứ hạng các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, Tiền Giang cần chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; tích cực tham gia chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc sắp tới. Phát triển công nghiệp văn hóa, phát huy giá trị các di sản, di tích trên địa bàn...


Theo Pha Lê

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên