“Tiền đẻ ra tiền” sau 1 lần tất tay, chẳng cần vất vả vẫn kiếm được 18 triệu/tháng
Có nguồn thu nhập thụ động, tình hình tài chính sẽ khởi sắc hơn rất nhiều.
- 21-12-2024Người xưa nhắc kỹ về 2 khu vực trong nhà: 1 nơi kiếm tiền - 1 nơi giữ tiền, tuyệt đối không đảo ngược
- 15-12-2024Thức tỉnh tuổi trung niên: Khi có thể còn kiếm tiền thì cần phải tiết kiệm nhiều hơn!
- 19-11-2024Người giỏi kiếm tiền hay không, nhìn 1 điểm này sẽ rõ, cuộc sống dư dả hay khó khăn cũng từ đây mà ra?
Nếu bạn chưa biết: Thu nhập thụ động là một hình thức kiếm tiền mà bạn chỉ cần đầu tư một số vốn và sức lực trong giai đoạn đầu, sau một thời gian nhất định, bạn sẽ được nhận khoản lãi mà không cần đều đặn đầu tư thêm bất kỳ yếu tố nào nữa.
Mọi người vẫn thường nói đùa với nhau rằng có nguồn thu nhập thụ động nghĩa là đi ngủ cũng kiếm được tiền, đơn giản vì tiền sẽ tự sinh lời mà chẳng cần chúng ta tốn công tốn sức.
Hồng Quân (29 tuổi): Bỏ 150 triệu để tạo ra dòng tiền 18 triệu/tháng
Từ năm 2021 đến nay, ngoài công việc full-time giờ hành chính, Hồng Quân còn có thêm 1 nguồn thu nhập thụ động, dao động trong khoảng 18-20 triệu/tháng nhờ công việc cho thuê nhà.
"Cuối năm 2020, mình có thuê 1 căn nhà cũ, 6 tầng của 1 bác người quen với giá 10 triệu/tháng. Vì hiện trạng căn nhà lúc mình thuê đã rất cũ rồi, bác chủ nhà cũng có tuổi, ngại sửa sang nên mình mới thuê được với giá rẻ như vậy.
Lúc đó mình sửa nhà hết gần 100 triệu, cộng thêm 6 tháng tiền nhà nữa, tổng cộng số tiền mình bỏ ra cũng gần 150 triệu. Sửa sang xong xuôi thì cỡ 3 tuần là mình tìm được người thuê, đến tháng thứ 5 thì mình mới gọi là có lãi, chứ còn 4 tháng trước đó, gần như chỉ hòa vốn thôi. Vì tiền thuê nhà và sửa nhà này, mình cũng phải đi vay" - Hồng Quân chia sẻ.
Sau khi hoàn thiện việc sửa nhà, tầng 1 là chỗ để xe, tầng 6 là sân phơi và phòng thờ, những phòng còn lại - mỗi tầng 2 phòng ngủ khép kín, diện tích từng phòng là 18m2. Hồng Quân cho thuê với giá 3,5 triệu đồng/phòng/tháng, chưa tính phí dịch vụ.
Như vậy mỗi tháng, anh thu được 28 triệu tiền cho thuê phòng. So với mức giá thuê cả căn là 10 triệu đồng/tháng, anh lãi ít nhất 18 triệu/tháng.
"Đây là lần đầu tiên mình bén duyên với nghề này, cũng may là mọi thứ suôn sẻ chứ cũng không có nhiều vấn đề phát sinh, một phần vì mình thuê lại nhà của người quen và làm hợp đồng rất rõ ràng, để tránh tình trạng mình chi tiền sửa nhà xong người ta lại đòi lại. Hơn nữa, mình cũng chỉ chọn người đã đi làm để cho thuê phòng, nên mọi người trong nhà sinh hoạt khá lề lối, sống yên tĩnh, ít khi chuyển đi nếu không kết hôn, mà phòng ốc họ cũng giữ gìn nữa.
Nếu "ôm" được 1 căn nhà và cho thuê lại thì mình thấy nguồn thu nhập thụ động sẽ đều và ổn định, nhưng cũng phải biết cách làm việc với người thuê, chủ nhà, rồi cả phường - xã nữa. Nhà phải đủ điều kiện cho thuê, đủ điều kiện PCCC thì mới nên thuê, phải xem xét kiểm tra rất kỹ trước khi ký hợp đồng, không là dễ mất tiền oan lắm" - Hồng Quân chia sẻ kinh nghiệm.
Trung Hiếu (31 tuổi): Vay ngân hàng 1 tỷ mua chung cư cho thuê
Cuối tháng 3/2024, vợ chồng Trung Hiếu quyết định mua thêm 1 căn chung cư 1+1 ở Tây Mỗ (Hà Nội), có giá 2 tỷ đồng đã bao gồm phí sang tên sổ hồng. Để mua được căn chung cư này, Trung Hiếu cho biết vợ chồng anh phải "cắm" sổ đỏ căn đang ở, để vay ngân hàng 1 tỷ.
Mỗi tháng, số tiền mà vợ chồng Trung Hiếu phải trả cho khoản vay này là gần 17 triệu đồng (bao gồm cả tiền gốc và lãi).
Căn hộ 1+1 mà vợ chồng Trung Hiếu mới mua hồi đầu năm nay
"Vợ chồng mình vay trong thời gian ngắn chứ không đến 10 hay 15 năm, nên số tiền trả hàng tháng sẽ nhiều hơn bình thường. Mỗi tháng, mình thu được 9 triệu từ việc cho thuê căn 1+1. Gọi đây là nguồn thu nhập thụ động thì thực ra cũng chưa đúng, vì tiền thu về hàng tháng vẫn chưa đủ tiền trả nợ. Nhưng về lâu về dài thì mình xác định khoản đầu tư này không chỉ sinh lời, mà chắc chắn sẽ tạo ra nguồn thu thụ động ổn định.
Hiện tại, giá căn 1+1 mà chúng mình mua đã tăng hơn 600 triệu rồi, thì tính ra là cũng không lỗ. Mình không phải dân chuyên đầu tư BĐS, nên cũng không dám nhận định gì về thị trường này, chúng mình mua thêm nhà vì giờ kinh doanh khó, ngách nào cũng thấy rất rủi ro và tính cạnh tranh cao, chỉ có mua nhà là vừa có thêm tài sản, vừa có thêm nguồn thu nhập thụ động sau này, mà đến lúc muốn bán thì cũng không sợ lỗ quá" - Trung Hiếu chia sẻ.
Thu nhập ổn, vay mượn có tính toán, chi tiêu có kiểm soát nên dù đang phải trả ngân hàng gần 17 triệu/tháng, vợ chồng Trung Hiếu vẫn tiết kiệm được khoảng 20 triệu/tháng, đồng thời, tháng nào cũng mua 1 chỉ vàng.
Để làm được việc đó, Trung Hiếu cho biết 2 vợ chồng cũng phải cố gắng khá nhiều. Tiền chi tiêu cho con như tiền học, tiền ăn uống thì giữ nguyên, còn khoản chi tiêu cá nhân của 2 vợ chồng thì phải giảm tối đa, giảm triệt để.
"Bây giờ còn trẻ, còn cố được nên chúng mình cố hết sức trong khả năng, chứ sống hưởng thụ quá thì cũng sợ sau này không có tài sản gì cho con" - Trung Hiếu chia sẻ.
Phụ nữ số