Tiến hành rà soát dự án điện mặt trời mái nhà tại Bình Phước
Bên cạnh những dự án đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, vẫn còn nhiều dự án lách luật dưới vỏ bọc làm thủ tục xin chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm sang trồng cây hàng năm, làm dự án trang trại chăn nuôi, trồng rau…nhưng thực tế lại làm các trụ bê tông, trụ sắt, giá đỡ để lắp đặt pin mặt trời.
- 21-05-20215 tháng đầu năm, Bình Dương thu hút hơn 1,25 tỷ USD vốn FDI
- 21-05-2021Cứ 10 người nước ngoài đến làm việc ở Việt Nam thì có 1 người đạt thu nhập trên 5,7 tỷ đồng/năm
- 20-05-2021Việt Nam sắp có dự án điện năng lượng mặt trời trên biển đầu tiên
Trước tình hình nhiều dự án điện mặt trời áp mái có hiện tượng biến tướng, lách luật trục lợi, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước đã có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh rà soát, kiểm tra, xử lý sai phạm (nếu có) trong xây dựng các dự án điện mặt trời áp mái ở tỉnh này.
Cụ thể, vừa qua Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích các cá nhân, tổ chức tận dụng mái nhà ở, nhà xưởng, trang trại... để làm điện mặt trời áp mái, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tại chỗ, vừa được Nhà nước ưu đãi mua lại điện năng không tiêu thụ hết với giá cao, góp phần giảm tải áp lực sản xuất điện cho Nhà nước.
Song, ngoài những dự án đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, vẫn còn nhiều dự án biến tướng, lách luật để trục lợi trên chủ trương, chính sách của Nhà nước dưới vỏ bọc làm thủ tục xin chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm sang trồng cây hàng năm, rồi làm dự án trang trại chăn nuôi, trồng rau…
Nhưng, thực tế thì các dự án này không trồng cây hay nuôi con gì, mà lại làm các trụ bê tông, trụ sắt, giá đỡ để lắp đặt pin mặt trời. Sau đó, họ sẽ ký hợp đồng với cơ quan Điện lực để bán điện với giá ưu đãi của Chính phủ.
Theo đó, cơ quan Công an tỉnh Bình Phước đã giao nhiệm vụ cho công an các khu vực rà soát, lên danh sách các dự án điện mặt trời áp mái dưới hình thức trang trại trên địa bàn. Cùng với đó, xác minh trình tự, thủ tục, điều kiện, cơ sở pháp lý cơ quan có thẩm quyền tham mưu cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng dự án.
Bên cạnh đó, trên cơ sở xác minh, xem xét các dự án không đủ điều kiện hưởng ưu đãi chính sách mua điện mặt trời áp mái của Chính phủ, công an khu vực cũng sẽ thực hiện tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng và ngừng ký hợp đồng mua điện của các chủ đầu tư dự án; xem xét đề xuất xử lý trách nhiệm với những cá nhân, tổ chức liên quan đến sai phạm trong xét duyệt, thẩm định, đấu nối, mua điện từ dự án điện mặt trời áp mái.
Theo số liệu của EVN, giá mua điện mặt trời mái nhà cho các dự án đấu nối, vận hành thương mại trước 31/12/2020 là 8,38 cent một kWh (khoảng 1.943 đồng), khiến loại hình này phát triển nóng cuối năm 2020. Theo số liệu của Công ty Điện lực Bình Phước, trong năm 2020, có 3.156 khách hàng đã tiến hành lắp đặt năng lượng mặt trời áp mái nhà, với tổng công suất lắp đặt là 511.053 kWp.