‘Tiền mặt là vua trong năm 2019’
Nhiều ngân hàng, quỹ, công ty nghiên cứu cho rằng rủi ro với sẽ gia tăng trong năm 2019 và tiền mặt sẽ là tài sản được ưa thích.
- 05-01-2019Đi nước ngoài chỉ được rút tiền mặt tối đa 30 triệu đồng/ngày
- 05-01-2019Thanh toán điện, nước... không dùng tiền mặt cần có lộ trình
- 03-01-2019Thủ tướng yêu cầu cung ứng đủ tiền mặt dịp Tết
Theo Bank of America Merrill Lynch (BAML), nhà đầu tư trong năm 2019 sẽ không sẵn sàng đón nhận rủi ro từ cổ phiếu và trái phiếu.
"Tiền mặt là vua", BAML viết trong báo cáo dự báo năm 2019 The Big Low.
BAML cho rằng tăng trưởng lợi nhuận toàn cầu giảm mạnh, từ hơn 15% xuống còn chưa đến 5% so với cùng kỳ năm trước đó. BAML đưa ra quan điểm giá xuống với cổ phiếu, trái phiếu và USD, giá lên với tiền mặt và hàng hóa, và nhiều biến động.
BAML kỳ vọng nhà đầu tư sẽ sẵn sàng đón nhận rủi ro hơn vào cuối mùa xuân và khởi đầu năm 2019 với phân bổ 50% vốn vào cổ phiếu, 25% vào trái phiếu và 25% tiền mặt.
Trong khi đó, quỹ đầu tư BlackRock kêu gọi nhà đầu tư cân bằng cẩn thận giữa rủi ro và lơi nhuận. Quỹ ưu tiên cổ phiếu hơn trái phiếu. Với cổ phiếu, quỹ nghiêng về yếu tố chất lượng: dòng tiền mặt, tăng trưởng ổn định và bảng cân đối minh bạch. Mỹ là một khu vực được ưa thích và cổ phiếu các thị trường mới nổi (EM) cũng đang tạo ra lợi nhuận tốt.
BNP Paribas cho rằng bất ổn từ chiến tranh thương mại tiếp tục đè nặng lên chứng khoán và các EM.
"Với thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng, chúng tôi tin quan hệ thương mại Mỹ - Trung tiếp tục trắc trở. Điều đó sẽ tạo thêm lực kéo lùi tăng trưởng toàn cầu, khiến rủi ro trong thị trường chứng khoán tăng, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Châu Âu và EM đang đi xuống chính là hệ quả gián tiếp từ căng thẳng Mỹ - Trung", theo BNP Paribas.
Trong giai đoạn đình trệ (tăng trưởng thực tế thấp hơn, lạm phát ổn định/thấp), lợi nhuận kỳ vọng từ thị trường chứng khoán cũng giảm, trái phiếu là nhóm tài sản vượt trội hơn. Biến động vẫn ở mức cao nhưng sau một đợt điều chỉnh, tăng tỷ trọng nắm giữ cả hai loại tài sản này là điều hợp lý, Citigroup nhận định.
Các chuyên gia tại Credit Suissedự báo lợi suất Mỹ chỉ tăng nhẹ. Điều này cho thấy những người chọn thu nhập cố định tại Mỹ nên chuẩn bị kéo dài thời gian đầu tư. Tại những thị trường trái phiếu khác ngoài Mỹ, lợi suất thấp hơn nhiều, thời hạn ngắn. Chứng khoán sẽ tiếp tục diễn biến tốt nhờ nền tảng tăng trưởng lợi nhuận. Các tài sản EM dần lấy lại vị thế miễn là khả năng Mỹ tăng lãi suất và USD mạnh lên giảm.
Ảnh minh họa:Kofkin Bond & Co.
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia này tin kiểm soát lạm phát sẽ là động lực/nguy cơ chính. Câu hỏi quan trọng là liệu lạm phát có vẫn an toàn hay không. Nếu không, Fed sẽ bị “tụt hậu”. Lợi suất trái phiếu sẽ tăng đáng kể còn chứng khoán và giá trị những tài sản rủi ro khác giảm. Tăng trưởng lương dường như sẽ là động lực chính.
HSBC đánh giá các tài sản rủi ro trong năm 2019 “không giảm hay tăng quá mạnh” với đường cong biến động chứng khoán “vẫn được kiểm soát và kỳ vọng Fed mềm mỏng hơn gia tăng”.
Trong khi đó, Jefferies không dự báo suy thoái xảy ra trong năm 2019 nhưng đường cong lợi suất Mỹ sẽ gần đảo chiều do tăng trưởng lợi nhuận chững lại, dẫn tới sự đánh đổi giá trị giữa trái phiếu và chứng khoán. Công ty ngân hàng đầu tư này nhận định chu kỳ kinh tế hiện ở giai đoạn “chín muồi”, chưa kết thúc.
JPMorgan cũng có chung quan điểm với Jefferies rằng chu kỳ kinh tế hiện chưa kết thúc nhưng thị trường sẽ phản ứng giống như hồi kết đã cận kề. Fed sẽ tiếp tục quá trình bình thường hóa và đường cong lợi suất trái phiếu dần duỗi thẳng. Tín dụng là vấn đề đáng lo ngại nhưng vẫn diễn biến tốt.
Thị trường năm nay sẽ có cải thiện so với năm 2018 nhưng vẫn dưới mức trung bình. Chứng khoán có thể tăng 2% (Nhật Bản) cho đến 15% (Mỹ).
“Chúng tôi nghĩ còn quá sớm để chuyển từ cổ phiếu sang trái phiếu, từ cổ phiếu chu kỳ sang phòng vệ và từ tăng trưởng sang giá trị, chất lượng. Mô hình đỉnh tăng trưởng EPS và nguy cơ suy thoái JPM là hai công cụ giúp xác định sự thay đổi đó trong năm 2019”, JPMorgan cho biết
Morgan Stanley nâng 2 bậc đánh giá với các EM từ hạ tỷ trọng năm giữ lên tăng tỷ trọng nắm giữ và hạ bậc chứng khoán Mỹ xuống hạ tỷ trọng. Morgan Stanley coi vật liệu thô là lĩnh vực hàng đầu và dự báo S&P 500 đạt 2.750 điểm vào cuối năm 2019.
Danh mục đề xuất của Morgan Stanley gồm các cổ phiếu dài hạn và hưởng lợi từ việc USD suy yếu, lãi suất giảm. Về mặt chiến lược, ngân hàng này giữ quan điểm phòng hộ: nắm giữ tương đương chứng khoán và trái phiếu chính phủ, giảm tín dụng và tăng tiền mặt.
Ảnh minh họa:Kennon Financial.
Với UBS, vị thế đúng để khởi đầu năm 2019 là cân đối giữa cổ phiếu nắm giữ và danh mục phòng hộ. Ngân hàng này dự báo bất ổn còn tiếp diễn: tăng trưởng kinh tế giảm tốc, các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách và rủi ro chính trị.
Trong kịch bản tăng trưởng toàn cầu chậm lại nhưng vẫn vững chắc, căng thẳng thương mại tiếp diễn và chính sách tiền tệ thắt chặt: chứng khoán Mỹ và châu Âu có thể tăng tới 5%, ỷ giá EUR/USD là 1,15 – 1,2.
Nếu chiến tranh thương mại làm Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nhiều quốc gia bắt đầu cảm thấy thiệt hại do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn: chứng khoán Mỹ sẽ giảm 5 – 10%, chứng khoán Trung Quốc giảm 20 – 25% và tỷ giá EUR/USD khoảng 1,1.
Trường hợp đàm phán Mỹ - Trung có kết quả thực tiễn và giảm các rào cản thương mại, dù căng thẳng vẫn còn nhưng hai nước nhất trí đình chiến thương mại: chứng khoán Mỹ sẽ tăng 10 – 15%, chứng khoán Trung Quốc tăng 10 – 15% và EUR/USD là 1,2 – 1,25.
Nếu tăng trưởng GDP Trung Quốc quay lại khoảng 6,6 – 6,8% và thặng dư tài khoản vãng lai trên 100 tỷ USD, chứng khoán Trung Quốc tăng 15 – 20%. Lợi nhuận từ trái phiếu EM là 6 – 7%, tỷ giá USD so với nhân dân tệ USD/CNY là 6,5.
UBS dự báo giá trị tài sản tại Mỹ và EM tiếp tục tăng trưởng vượt trội, đảo chiều so với diễn biến năm 2018. Những công ty chất lượng – lợi nhuận cao hơn, đòn bẩy tài chính thấp, lợi nhuận biến động ít so với trung bình – sẽ kháng bất ổn tốt hơn thị trường chung.
Giai đoạn “chín muồi” có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu khi thị trường lao động thắt chặt, đòn bẩy doanh nghiệp gia tăng và các ngân hàng trung ương hạn chế chính sách.
Theo UBS, trái phiếu có thể mang lại lợi nhuận và giúp ổn định danh mục. Công ty ngân hàng đầu tư này nhìn thấy cơ hội đặc biệt trong trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn và lợi suất cao ở châu Á.
Quỹ đầu tư Vanguard nhận định nguy cơ giảm trong thị trường chứng khoán đang gia tăng dù họ chưa tìm thấy dấu hiệu của các bong bóng tài chính và rủi ro với nhiều loại tài sản vẫn thấp.
Người đồng hành