"Tiền nhiều để làm gì": Để đến cái đích cuối cùng của cuộc đời là hạnh phúc, bạn nên tiêu tiền vào trải nghiệm hay vật chất?
Khi mô tả “bước ngoặt thay đổi cuộc đời”, người ta thường nhắc đến một trải nghiệm họ từng trải qua chứ hiếm khi ca ngợi một món tài sản họ sở hữu. Và điều này có lý do của nó.
- 02-06-2019Lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành giúp ta NHỚ lấy mình là AI: Không muốn thành kẻ thua cuộc thì không được phép quên 6 từ này
- 02-06-2019Không phải cứ chăm chỉ là sẽ thăng tiến nhanh: 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang "nghiện" công việc sai cách, nếu không thay đổi thì tương lai mãi mịt mù
- 02-06-2019Vợ chồng sống với nhau 50 năm chưa từng nặng lời về tiền bạc: Làm được điều đó, bí mật của tôi chỉ tóm gọn trong 3 từ!
Bạn hãy thử đặt mình vào tình huống: Sau cả tháng trời làm việc vất vả, bạn được trả một số tiền lương xứng đáng. Bạn bắt đầu suy nghĩ về việc tiêu những đồng tiền mình vất vả kiếm được như thế nào để thưởng cho bản thân. Bạn sẽ chọn phương án nào trong những phương án sau?
- Một chiếc TV đời mới hay một chuyến du lịch nước ngoài?
- Một món trang sức hay một bữa ăn sang trọng ở nhà hàng?
- Một chiếc điện thoại phiên bản mới nhất hay một khoá học kỹ năng?
Tất cả những câu hỏi đó sẽ hướng chúng ta đến câu trả lời cho câu hỏi: chúng ta nên tiêu tiền của mình như thế nào? Chúng ta nên dùng tiền cho vật chất, những thứ có thể đem lại sự thoả mãn tức thì hay những trải nghiệm mới chưa thể lường trước mọi kết quả?
Đứng giữa hai lựa chọn, bạn nên chọn trải nghiệm. Đây là lý do vì sao:
Nghịch lý vật chất - trải nghiệm
Nhìn chung thì vật chất có thời hạn sử dụng dài hơn trải nghiệm. Một bộ sofa mới có thể dùng trong hàng chục năm nhưng một chuyến du lịch nước ngoài với chi phí tương tự chỉ kéo dài có vài ngày. Với lối suy luận này, không phải tiêu tiền vào bộ sofa sẽ lợi hơn hay sao?
Đứng trên góc độ kinh tế thì điều đó có thể đúng. Nhưng nếu đứng trên góc độ hạnh phúc, khoa học chứng minh được điều ngược lại.
Sau hai thập kỷ nghiên cứu, tiến sĩ Gilovich, giáo sư tâm lý tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ đi đến kết luận rằng trải nghiệm đem lại nhiều niềm vui hơn vật chất. Giáo sư giải thích: “Một trong những kẻ thù của hạnh phúc là sự thích nghi. Chúng ta mua sắm để cảm thấy hạnh phúc. Nhưng điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Đồ mới giúp chúng ta thấy thoả mãn lúc ban đầu nhưng rồi chúng ta dần quen với chúng.”
Dù bạn có hào hứng đến đâu khi khui hộp món đồ công nghệ mới, sau cùng thì nó cũng như bao món đồ khác trong ngôi nhà của bạn. Bạn quen với nó. Để tìm lại cảm giác háo hức một lần nữa, bạn cần mua một thứ mới hơn và tốt hơn.
Mặt khác, những trải nghiệm bạn mua được chỉ mang tính tạm thời. Một buổi tham quan bảo tàng. Một khoá học vẽ kéo dài một giờ. Chuyến du lịch các nước châu Á trong một tháng. Những hoạt động này cuối cùng cũng sẽ kết thúc.
Sự thật rằng trải nghiệm không kéo dài mãi mãi có thể là một trong những ưu điểm khi so với vật chất. Trải nghiệm nằm ngoài những hoạt động thường ngày của bạn nên bạn tận hưởng nó một cách tối đa. Vật chất tồn tại lâu hơn ngưỡng thời gian hào hứng đó nên mất dần tính hấp dẫn theo thời gian.
Xét về bản chất, trải nghiệm cũng đem lại nhiều cảm xúc mới lạ hơn so với vật chất.
Tại sao trải nghiệm tiếp cận chúng ta khác với cách vật chất vẫn làm?
Khi mô tả “bước ngoặt thay đổi cuộc đời”, người ta thường nhắc đến một trải nghiệm họ từng trải qua chứ hiếm khi ca ngợi một món tài sản họ sở hữu. Và điều này có lý do của nó.
Theo giải thích của tiến sĩ Gilovich, trải nghiệm thể hiện bản thân mỗi người nhiều hơn tài sản anh ta có. Dù bạn yêu thích chiếc xe mới hay căn hộ rộng rãi của mình đến đâu thì chúng vẫn tồn tại độc lập với bạn. Chuyến leo núi ở New Zealand, lần lặn xuống đáy biển ở Caribbean là những trải nghiệm định hình con người bạn. Chúng trở thành một phần bản sắc trong bạn.
Vì cuộc sống là sự tích luỹ của vô số sự kiện xảy ra, quan điểm trải nghiệm có tác động lớn hơn tới mỗi người là hợp lý. Một sự kiện bất ngờ có thể buộc bạn phải làm quen với một môi trường mới, khám phá những điều mới mẻ về bản thân hay hình thành lối tư duy mà trước nay bạn chưa từng nghĩ tới.
Chẳng hạn, việc bạn chia sẻ một câu chuyện vui với người bán hàng rong ở một đất nước xa lạ lần đầu bạn đặt chân tới chỉ mất có một phút, nhưng khi bạn nhận ra mình có thể kết nối với người đến từ một nền văn hoá khác, bạn sẽ học được rằng hài hước không bị cản trở bởi biên giới.
Tiến sĩ Gilovich cũng chỉ ra rằng mọi người thường hối tiếc khi bỏ lỡ trải nghiệm gì đó nhiều hơn khi họ bỏ lỡ một thứ vật chất. Trải nghiệm rất khó để có được cái thứ hai giống hệt trong khi vật chất không mua lúc này thì có thể mua lúc sau. Khi bạn bỏ lỡ một dịp tụ tập với bạn bè, bạn không thể hình dung nổi những chuyện vui gì đã diễn ra.
Vậy là tính đến giờ, việc mở rộng góc nhìn cũng như giảm thiểu sự hối hận có vẻ là động cơ tốt để chọn trải nghiệm thay vì vật chất.
Sự không chắc chắn của trải nghiệm
Tuy nhiên, vấn đề của trải nghiệm là nó bao hàm một độ rủi ro nhất định. Vì lý do này, chúng ta thường chần chừ trước khi quyết định thử sức với một trải nghiệm mới.
Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta tiết kiệm cả năm để đi du lịch rồi nhận ra mình gặp phải toàn chuyện bực mình và muốn quay về nhà? Nếu chúng ta đăng ký một khoá học rồi nhanh chóng chán nó thì sao? Sẽ ra sao nếu chúng ta đi dự sự kiện nhưng chỉ đứng một mình một góc?
Đó có vẻ đều là những lý do có lý khiến chúng ta không muốn chủ động và thử sức.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc chấp nhận rủi ro cũng rất xứng đáng. Ngay cả khi mọi chuyện không như kỳ vọng, tiến sĩ Gilovich phát hiện mọi người vẫn có xu hướng nói những điều tích cực về trải nghiệm đó. Ngay cả khi chúng ta trải qua những chuyện không mấy vui vẻ, ký ức của chúng ta về chúng cũng sẽ cải thiện theo thời gian.
Ví dụ, bạn đi du lịch với hội bạn thân nhưng thời tiết không thuận lợi nên cuộc đi chơi không tránh khỏi những cơn mưa. Đó không phải điều các bạn mong đợi nhưng vẫn có những mặt tích cực có thể kể ra từ trải nghiệm đó.
Chẳng hạn các bạn dành thời gian ở khách sạn để tâm sự, gắn bó với nhau nhiều hơn. Bạn có thể mỉm cười khi nhớ lại cảnh cả hội chạy né những vũng nước mưa để vào một cửa hàng lưu niệm, mua vài món quà trong khi chờ mưa ngớt.
Một trong những lý do thuyết phục nhất để chọn trải nghiệm thay vì vật chất là trải nghiệm thì khó để lượng hoá hơn. Khi bạn mua mẫu điện thoại mới nhất, bạn sẽ vô cùng thoả mãn cho đến khi ai đó khoe khoang về một phiên bản mới hơn.
Trái lại, trải nghiệm thì khó so sánh. Tất nhiên là khi ai đó đi du lịch Maldives, ở khách sạn sang chảnh, có thể bạn sẽ thấy ghen tị. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chuyến du lịch của người đó thú vị hơn chuyến du lịch bụi của bạn. Trải nghiệm nào cũng có sự khác biệt.
Thử sức với những trải nghiệm mới sẽ có nhiều khả năng để bạn thoả trí tưởng tượng. Bạn có thể gặp gỡ những người bạn mới, học được một phong tục thú vị hoặc rút ra một bài học cuộc sống nào đó.
Trái lại, vật chất có thể dự đoán trước. Chúng rất an toàn. Chúng sẽ đem lại những kết quả bạn có thể lường trước. Và cũng vì lý do này, nhiều người chọn vật chất thay vì trải nghiệm dù nếu lựa chọn khác họ có khả năng nhận được nhiều hơn.
Hãy chọn những điều mới mẻ, tạo những kỷ niệm cả đời mới có một lần
Mặc dù nghiên cứu nghiêng về trải nghiệm nhiều hơn, chúng ta cần cả vật chất và trải nghiệm trong cuộc sống. Sẽ rất nực cười nếu bạn chu du đây đó bằng sinh hoạt phí hằng ngày hay những khoản tiết kiệm cho mục đích dài hạn.
Bạn cũng cần hiểu rằng chúng ta ở những mốc khác nhau trên cán cân trải nghiệm - vật chất. Một số người theo đuổi cảm giác thoả mãn trước những khung cảnh, mùi hương, âm thanh mới trong khi những người khác đam mê những món đồ long lanh đặt trong ngôi nhà của mình.
Nhưng nếu một lần nữa bạn thấy mình nghiêng nhiều về đĩa cân thứ hai, sao bạn không thử đi du lịch một chuyến hay đăng ký một khoá học vui vẻ nào đó? Mặc dù bạn sẽ có ít đi một chiếc máy xay ở nhà, bạn có thể có thêm những kỷ niệm khó có lần thứ hai trong đời.
Trí Thức Trẻ