Tiến sĩ Alok Bharadwaj: “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam rất “đói khát” kiến thức”
Nhân định của TS Alok Bharadwaj - người từng giữ chức vụ quản lý cấp cao tại nhiều công ty đa quốc gia như Canon, Motorola.. sau thời gian dài làm việc với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tại Ấn Độ, khi được hỏi kể tên một thương hiệu máy ảnh, chắc hẳn “Canon” là một trong những cái tên đầu tiên bật ra đầu tiên. Góp phần vào sự thành công của thương hiệu này tại đất nước đông dân thứ 2 thế giới là công sức của TS Alok Bharadwaj. Ông đã từng giữ chức vụ Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Canon Ấn Độ trong suốt 13 năm từ 2001 đến 2014.
Sau đó, ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược Canon châu Á. Không chỉ vậy, trước đó ông còn từng giữ vai trò Giám đốc bán hàng Motorola khu vực Nam Á. Ngoài ra, ông là nguyên chủ tịch Hiệp hội các Giám đốc Marketing Châu Á và từng được vinh danh trong Top 100 người có ảnh hưởng trong ngành sản xuất điện tử vào năm 2012 và danh sách 350 chuyên gia truyền thông có sức ảnh nhất trên toàn thế giới vào năm 2016.
Hiện tại, TS Alok Bharadwaj là giám đốc điều hành Công ty tư vấn CreoVate và hỗ trợ giảng dạy cho nhiều công ty, tập đoàn lớn. Trong đó, nổi bật nhất là cương vị chuyên gia đào tạo nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Trường doanh nhân HBR.
Là một chuyên gia gắn bó nhiều năm với thị trường châu Á, ông đánh giá như thế nào về nền kinh tế Việt Nam?
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ và trong bước chuyển mình nhanh chóng. Đây là thời điểm có vô số cơ hội và thách thức. Có hơn 600.000 công ty được đăng ký tại Việt Nam, trong đó có đến 97% công ty vừa và nhỏ. Tuy nhiên, những con số này cũng chỉ ra thực tại giới doanh nghiệp Việt khá non trẻ, họ bị thiếu hụt nền tảng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp.
Lý do nào khiến cho ông đồng hành với các doanh nghiệp Việt trong nhiều năm qua?
Sau nhiều lần đến Việt Nam để làm việc, tôi nhận ra những người lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam rất “đói khát” kiến thức. Tuy nhiên, họ có khả năng học hỏi rất nhanh và áp dụng thành công vào thực tiễn. Điều đó trở thành động lực để tôi gắn bó và thực hiện công việc giảng dạy này.
Ông nhận định như thế nào về giới lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam?
Trong quá trình cộng tác cùng trường doanh nhân HBR, tôi có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp với ngành nghề đa dạng như y tế, khách sạn, thời trang, thẩm mỹ, bán lẻ… Điểm chung của lãnh đạo tại Việt Nam là có rất nhiều người trẻ và không chuyên. Vì vậy, họ còn thiếu kiến thức về lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc biệt khi những kiến thức này không hề dễ tiếp thu. Vì vậy, mỗi khi tiến hành giảng dạy, tôi luôn giải thích với học viên: “Tại sao chúng ta phải làm điều này?” để họ có thể hiểu bản chất của vấn đề và áp dụng được cho công ty của mình.
Tiến sĩ Alok Bharadwaj trong 1 khóa học dành cho lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình giảng dạy, ông thường gặp phải khó khăn gì khi truyền tải kiến thức mình?
Ban đầu, điều khiến tôi lo lắng nhất là rào cản ngôn ngữ. Nhưng sau quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận ra không có quá nhiều khác biệt giữa học viên Việt Nam và học viên nước ngoài. Kinh doanh chỉ có một thứ ngôn ngữ duy nhất mà mọi người đều có thể dễ dàng hiểu: “Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển?”. Các vấn đề của tôi đều xoay quanh nội dung thực tế và có tính ứng dụng cao. Tôi thường chia nhỏ các khóa học để học viên dễ tiếp thu. Nội dung các khóa học cũng có sự liên quan mật thiết đến các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, đi từ chiến lược đến thực thi như khóa học về chiến lược, quản trị vận hành, sales & mảketing, nhân sự...
Theo ông, đâu là điểm khác biệt trong phương pháp đào tạo của ông so với các khóa học khác?
Tại HBR, tôi không giảng dạy lý thuyết đơn thuần, khóa học của tôi tập trung giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp của học viên đang gặp phải và sẽ phải đối mặt trong tương lai. Tôi sẽ bắt đầu đi từ nguồn gốc của vấn đề, để giúp họ tìm được cách giải quyết chính xác nhất. Nội dung giảng dạy của tôi cũng xuất phát từ các trải nghiệm thật trong 32 năm điều hành các tập đoàn lớn, những khó khăn và phương pháp giải quyết trong thời đại nền kinh tế biến động không ngừng. Trong lớp học của tôi, học viên cũng không được phép ngồi yên. Bạn liên tục phải thực hành, đưa ra phản hồi, tranh luận về nội dung giảng dạy. Ba tháng một lần, tôi sẽ tổ chức các chuyến đi, trao đổi thực tế để kết nối học viên, tạo cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Cuối cùng, bằng kinh nghiệm nhiều năm của mình, với ông điều nào là mấu chốt để một doanh nghiệp thành công?
Theo tôi bên cạnh 2 vấn đề: làm thế nào để tạo ra sản phẩm khác biệt và tìm ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường; truyền thông thu hút khách hàng, thì mấu chốt để một doanh nghiệp thành công là “Người lãnh đạo”. Mọi doanh nghiệp tốt phải là doanh nghiệp có thế hệ lãnh đạo tốt.
Tiến sĩ Alok Bharadwaj tốt nghiệp IMD Business School (Thụy Sĩ) – một trong những ngôi trường danh giá nhất trên thế giới về đào tạo quản trị. TS Alok cũng từng là Phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược của Canon châu Á, nơi ông đã điều hành và phát triển kinh doanh. tại 23 quốc gia, cũng như có hơn 30 năm kinh nghiệm đảm nhận cương vị lãnh đạo, quản lý tại nhiều công ty thuộc danh sách Fortune 500.
Tham khảo khóa học Mini MBA do TS Alok Bharadwaj trực tiếp giảng dạy và các khóa học khác tại Trường doanh nhân HBR tại: https://hbr.edu.vn/alok-mini-mba-2019
Hotline: 082 999 6886 – 082 999 6633.