Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Tăng trưởng tín dụng 2019 ước khoảng 13%
Kinh tế trưởng của BIDV cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hệ thống năm nay sẽ đạt khoảng 13%, quy mô tín dụng với nền kinh tế khoảng 134% GDP.
- 03-12-2019Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2019” từ Tổ chức thẻ Quốc tế Visa
- 08-11-2019Tăng trưởng tín dụng thực tế của Techcombank trong 9 tháng đầu năm là bao nhiêu?
- 06-11-2019Tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể là mức thấp nhất trong thập kỷ qua
Tại Diễn đàn kinh tế 2020: “Tích luỹ động năng cho chu kỳ tăng trưởng mới” do VCCI tổ chức ngày 5/12, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định trong các nguồn vốn có thể huy động cho doanh nghiệp (ngân sách, vốn nước ngoài, thị trường chứng khoán, tín dụng, tự có), vốn tín dụng đang ở mức khá cao, khoảng 134% GDP. Tốc độ tăng trưởng năm nay khoảng 13%.
TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ảnh: P.V
Trước đó từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2019 khoảng 14%, quy mô tín dụng cũng duy trì ở quanh mức 130% GDP, nhằm đảm bảo chất lượng cho vay và an toàn hệ thống. Theo báo cáo tài chính quý III, các ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng ở mức hơn 10%, song cũng có những trường hợp vượt ngưỡng 20% như Techcombank, VIB, OCB hay TPBank…
Ông Lực nhận định, quy mô tín dụng của Việt Nam hiện tương đối lớn so với thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển của nền kinh tế. “So với các nước trong khu vực, nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đạt 10% thì cũng đã cao hơn, vì họ kiểm soát con số này ở mức 4-6%”, ông Lực nói.
Về xu hướng dòng vốn, thị trường đang ghi nhận sự dịch chuyển nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ (nhất là vốn FDI) và thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất. Chỉ số tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện ở mức 22%, thấp hơn so với Hàn Quốc, Trung Quốc… nhưng cao hơn mức 8-10% của Indonesia, Philippines, Ấn Độ…
Dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2019 đạt 13%. Ảnh: Tiến sĩ Cấn Văn Lực |
Về lãi suất, giai đoạn 2011 trở lại đây ghi nhận lãi suất cho vay giảm mạnh, duy trì ở mức 8 -8,5%, so với 17% so với giai đoạn từ năm 2011 trở về trước. Theo đó, lãi suất cho vay thực trung bình 2014-2018 là 4,96%, sau khi đã khấu trừ lạm phát. Đây là mức tín dụng theo nhận định của ông Lực là “hơi cao” so với khu vực.
Có 4 nguyên nhân khiến lãi suất của Việt Nam chưa thể giảm là lạm phát (trung bình khoảng 3%, trong khi khu vực chỉ ở mức 2-2,3%); mức độ rủi ro dưới góc nhìn nhà đầu tư nước ngoài vẫn cao; chi phí giao dịch trong nền kinh tế quá lớn và lãi suất huy động đầu vào khó hạ.
Người đồng hành