Tiền vẫn đổ dồn vào các đại gia nhà đất
Trong quý 2 vừa qua, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 184 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 72.000 căn hộ. Các địa phương đang tiếp tục triển khai 195 dự án, với quy mô xây dựng 165.000 căn hộ.
- 02-08-2017Nhà đất Hà Nội vào quý II/ 2017: Lượng cung tăng - giá bán có xu hướng giảm
- 30-07-2017Bán nhà đất lên chung cư: Hối hận thì quá muộn
- 26-07-2017Câu hỏi lớn về 3 tỷ USD mua nhà đất ở Mỹ của người Việt
Thông tin trên vừa được Bộ Xây dựng khẳng định trong cuộc họp báo vào chiều qua (2/8). Cũng theo cơ quan này, tính chung 6 tháng qua, cả nước đã xây dựng được 5 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân trong các khu công nghiệp với hơn 1.200 căn. Đến nay, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 23m2 sàn/người, tăng 0,2m2 sàn so với năm 2016.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tình trạng mất cân đối cung cầu bất động sản vẫn diễn ra trong một số phân khúc. Trong đó, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp thiếu nhiều so với nhu cầu. Việc triển khai một số chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội còn chậm so với kế hoạch.
Đối với gói 2.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội vừa được Quốc hội thông qua, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương tiếp nhận nguồn vốn, triển khai ngay việc cho vay trong năm nay.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Luật Nhà ở, Nghị định 100 của Chính phủ đã cơ bản hình thành khung chính sách và cơ chế để phát triển NOXH, nhưng vẫn còn tiếp tục phải hoàn thiện để thu hút mọi nguồn lực theo phương thức xã hội hóa.
Dân số TP.HCM lên đến gần 13 triệu người, và có đến 81.000 hộ cần NOXH trong giai đoạn 2016-2020. Do đó, Hiệp hội khuyến nghị các doanh nghiệp cần tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, chuyển hướng mạnh vào phân khúc vừa túi tiền và cần quan tâm phát triển nhà ở cho thuê giá rẻ để phục vụ nhu cầu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị và người nhập cư. Việc phát triển mạnh phân khúc nhà ở vừa túi tiền sẽ giúp tái cân bằng thị trường và giảm thiểu rủi ro trong thị trường bất động sản hiện nay.
Tuy nhiên, nhìn toàn cục thị trường bất động sản vẫn có tình trạng lệch pha cung - cầu, chủ yếu lệch về phân khúc bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng; nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng và nguồn vốn xã hội (chủ yếu là của người mua nhà) đổ vào thị trường bất động sản rất lớn và có xu hướng lệch vào một số doanh nghiệp lớn và vào phân khúc bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng.
Đồng thời đã có sự gia tăng nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp. Trong lúc phân khúc thị trường nhà ở xã hội, nhà ở thương mại vừa túi tiền có tính thanh khoản cao, thì "cung" không đủ "cầu".
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh