Tiết lộ bất ngờ: Đại chiến ngành chip Nvidia và AMD hóa ra là cuộc nội đấu ‘cùng huyết thống’
Tiết lộ động trời về mối quan hệ giữa nhà sáng lập Nvidia và người đứng đầu AMD đã khiến nhiều người bất ngờ.
- 10-10-2023Công cụ sản xuất chip nội địa hiện đại nhất sắp ra mắt, Trung Quốc tiến thêm một bước tự chủ ngành chip
- 01-08-2023Thăng trầm ngành chip thế giới 2 năm qua: Từ đỉnh điểm cơn khát đến vực sâu dư thừa
- 27-06-2023Vụ trộm bí mật công nghệ rúng động ngành chip: ‘Công thần’ Samsung ăn cắp dữ liệu, xây nhà máy ‘copy’ ở Trung Quốc, nếu thành công sẽ gây ra tổn thất nghiêm trọng
Hãng tin CNN cho hay CEO Jensen Huang của Nvidia và CEO Lisa Su của AMD không chỉ là những giám đốc đầy quyền lực trong ngành chip xử lý AI mà còn là những người họ hàng xa.
Mối liên kết này được tiết lộ lần đầu bởi bà Su vào năm 2020 nhưng chỉ mới được bổ sung chi tiết nhờ chuyên gia về gia phả Jean Wu.
Cụ thể, bà Su của AMD là cháu nội của cậu của CEO Huang. Mối liên kết này được chuyên gia Wu sử dụng các nghiên cứu, ghi chép phả hệ cũng như những cuộc phỏng vấn người thân gia đình của 2 vị giám đốc.
Mặc dù có họ hàng với nhau nhưng do không cùng lớn lên nên việc cạnh tranh giữa 2 người đứng đầu các tập đoàn lớn nhất trong ngành ở mảng chip AI sẽ không chịu ảnh hưởng.
Theo chuyên gia Wu, người vốn chuyên nghiên cứu phả hệ của các gia đình giàu có hoặc lãnh đạo các tập đoàn lớn, CEO Lisa Su của AMD dù cách nhau 6 tuổi vẫn phải gọi CEO Jensen Huang của Nvidia là “Biao Jiu”.
“Chúng tôi có họ hàng xa với nhau”, CEO Lisa Su của AMD thừa nhận vào năm 2020.
Người phát ngôn của Nvidia cũng khẳng định rằng CEO Huang có mối liên hệ họ hàng với bà Su thông qua phía gia đình nhà ngoại.
Theo Wall Street Journal (WSJ), vốn hoá Nvidia hiện cao gấp đôi ít nhất 4 công ty cùng ngành.
Doanh thu được cho là sẽ chạm mốc 54,5 tỷ USD trong năm tài khoá, tức vượt qua cả Intel, Qualcomm và Broadcom với một tốc độ chưa từng có.
Hãng tin Bloomberg thậm chí nhận định Nvidia đã trở thành hãng chip điện tử đầu tiên trên thế giới có tổng mức vốn hóa vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD, gia nhập câu lạc bộ của những cái tên như Apple, MiCrosoft, Saudi Aramco hay Google.
Trong khi đó AMD là nhà cung cấp lớn thứ hai và là đối thủ đáng kể duy nhất của Intel trên thị trường cho các bộ vi xử lý dựa trên kiến trúc tập lệnh x86.
Kể từ khi mua lại ATI vào năm 2006, AMD và đối thủ cạnh tranh Nvidia đã duy trì sự độc quyền trong thị trường Bộ xử lý đồ họa (GPU), vốn hiện đang được dùng cho các trung tâm phát triển trí thông minh nhân tạo (AI).
Cùng nguồn gốc
Theo CNN, con đường lập nghiệp của cả CEO Su và Huang đều khá giống nhau cũng như thu hút được sự chú ý của giới truyền thông địa phương do Nvidia và AMD đang trở thành những ông lớn trong mảng chip AI, vốn là phân khúc mà Mỹ-Trung đều cạnh tranh quyết liệt.
“Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra điều này. Tôi nghĩ người dân địa phương cũng khá hào hứng về câu chuyện này khi ngành chip AI thu hút ánh mắt của toàn thể thế giới về đây”, chuyên gia Wu cho biết.
Tác giả Christopher Miller của cuốn “Chip War: The Fight for the World’s Most Critical Technology” cho biết bản thân cũng vô cùng ngạc nhiên về thông tin này.
“Chính vì lý do này mà không có gì lạ khi 2 người họ hàng xa đứng trong trung tâm của cuộc chiến ngành chip AI...Không có gì gần gũi hơn một mối liên kết về gia đình trong hình thức giáo dục và cách kinh doanh cả”, ông Miller nhận định.
Chuyên gia Edith Yeung của Race Capital cho biết Đài Loan vốn nổi tiếng thế giới về ngành sản xuất bán dẫn. Hàng loạt những cái tên như TSMC, ASUS, Acer và Foxconn đã thúc đẩy người lao động nơi đây học tập, nghiên cứu về công nghệ.
Bởi vậy khi người lao động nơi đây vào đại học thì ngành bán dẫn hoặc công nghệ sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Những giám đốc như Su hay Huang cũng tương tự dù họ được đi du học ở nước ngoài.
Theo Nvidia công bố, nhà sáng lập Huang sinh năm 1963 tại Taipei trước khi chuyển xuống phía nam của Tainan. Sau đó gia đình ông Huang chuyển đến Thái Lan do công việc ngành lọc hóa dầu của người cha.
Khi được 9 tuổi, ông Huang được gia đình gửi đến sống ở nhà họ hàng tại bang Washington và theo học ở Kentucky.
Về phía bà Su, vị giám đốc này sinh ở Tainan năm 1969 và nhập cư đến New York-Mỹ từ năm 3 tuổi.
Dù không liên hệ với nhau khi sống tại Mỹ nhưng cả 2 đều chọn con đường phát triển sự nghiệp khá tương đồng. Cả bà Su và ông Huang đều chọn ngành kỹ sư điện tử tại tương ứng trường đại học MIT và Stanford.
Trùng hợp hơn khi ra trường, cả 2 cũng cùng làm cho AMD. Ông Huang gia nhập hãng này vào năm 1993 với vị trí thiết kế vi xử lý, trong khi bà Su gia nhập vài năm sau đó.
Sau khi ông Huang rời đi và sáng lập nên Nvidia thì bà Su cũng nhanh chóng thăng tiến để trở thành người đứng đầu AMD.
Từ anh em họ đến đối thủ
Hãng tin CNN cho hay văn phòng của cả 2 người trên đều nằm ở Santa Clara-California và chỉ cách nhau 5 phút lái xe.
Công ty mà cả 2 đang điều hành bán cả phần cứng lẫn phần mềm trong mảng công nghiệp được McKinsey định giá đạt 1 nghìn tỷ USD giá trị vào năm 2030.
Trong báo cáo tài chính gần nhất, chính AMD đã thừa nhận Nvidia là đối thủ lớn nhất trong mảng sản xuất linh kiện cho trò chơi điện tử và chip xử lý cho trung tâm dữ liệu.
Cả 2 tập đoàn này đều nổi tiếng trong ngành game khi sản xuất các chip xử lý đồ họa GPU trong trò chơi điện tử.
Dù vẫn cạnh tranh trong mảng này nhưng giờ đây các chip GPU lại đang được dùng để phát triển các trung tâm dữ liệu AI, làm nền tảng cho những công nghệ như ChatGPT.
Ví dụ chip H100 GPU của Nvidia đã được OpenAI sử dụng để đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nhằm phát triển CatGPT.
Dòng chip này được cho là đang cạnh tranh với sản phẩm MI300X của AMD, vốn được quảng cáo là chip xử lý hiện đại nhất cho mảng AI.
Báo cáo tài chính gần đây của AMD ghi rõ mảng GPU dự kiến sẽ đem về hơn 2 tỷ USD doanh thu năm 2024.
Thậm chí MI300 còn được kỳ vọng là con chip đem về doanh số 1 tỷ USD nhanh nhất trong lịch sử AMD nhờ sự bùng nổ chạy đua công nghệ AI.
Ngay sau báo cáo đầy tích cực của AMD, giá cổ phiếu công ty đã tăng 10%.
Ngoài ra, AMD và Nvidia cũng cạnh tranh nhau trong mảng bán thiết bị cho trung tâm dữ liệu. Những sản phẩm như bộ xử lý chip trung tâm CPU hay bộ xử lý dữ liệu DPU cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt giữa 2 ông lớn này.
Theo CNN, sản phẩm của Nvidia và AMD đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, không chỉ với công nghệ AI mà còn với cả xe điện, máy tính cá nhân, máy chơi game PlayStation...
“Phần lớn mọi người không để ý đến AMD và Nvidia vì chẳng bao giờ nhìn vào con chip điện tử bên trong. Thế nhưng thực tế là bất kỳ ai dùng Internet cũng sẽ phải sử dụng những con chip của 2 hãng này. Thậm chí cuộc sống hàng ngày của con người cũng đang phụ thuộc vào sản phẩm của Nvidia và AMD”, tác giả Miller khẳng định.
Nhờ sự bùng nổ của AI mà giá cổ phiếu Nvidia, công ty được cho là đi tiên phong ở mảng này, đã tăng 208% từ đầu năm đến nay. Giá cổ phiếu của AMD cũng đã tăng 73% dù có thị phần nhỏ hơn.
*Nguồn: CNN
Nhịp sống thị trường