MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Tiêu điểm tuần 07/08 - 11/08] Giới đầu tư đang chú ý tới điều gì ?

Thị trường tài chính toàn cầu tới đây được dự đoán sẽ tập trung vào một loạt các sự kiện kinh tế của Mỹ, dữ liệu kinh tế về thương mại của Trung Quốc, sản lượng công nghiệp tại nước Anh, và các cuộc họp của OPEC...

Tiêu điểm thị trường tài chính thế giới

Chỉ số lạm phát của Mỹ

Bộ Thương mại sẽ công bố chỉ số lạm phát trong tháng 7 vào thứ 6 tới đây. Các nhà phân tích thị trường kỳ vọng giá tiêu dùng sẽ giảm 0,2%, trong khi lạm phát cơ bản được dự báo sẽ tăng 0,2%.

Trên cơ sở hàng năm, chỉ số CPI cơ bản dự kiến ​​sẽ tăng 1,7%. Chỉ số giá cơ bản được Fed xem như một thước đo tốt hơn về áp lực lạm phát trong lâu dài. Fed thường cố gắng nhắm tới mục tiêu lạm phát 2% hoặc thấp hơn.

Lạm phát tăng sẽ là một chất xúc tác để thúc đẩy Fed tăng lãi suất trong những tháng tới.

Thị trường cũng sẽ chú ý tới các tin tức từ Washington. Tâm điểm là cuộc điều tra về cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump có dính líu tới Nga hay không sẽ vẫn nằm trong chương trình nghị sự của Quốc hội Mỹ.

Các con số về thương mại của Trung Quốc

Trung Quốc cũng sẽ công bố các số liệu về thương mại và lạm phát hàng tháng trong bối cảnh những dấu hiệu gần đây cho thấy đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn mạnh. Số liệu về thương mại trong tháng 7 sẽ được công bố vào thứ ba. Báo cáo dự kiến sẽ cho thấy thặng dư thương mại mở rộng lên 46,08 tỷ USD trong tháng trước từ mức thặng dư 42,77 tỷ USD trong tháng 6.

Xuất khẩu được dự báo sẽ tăng 10,9% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 11,3% trong tháng 6, trong khi nhập khẩu dự kiến sẽ tăng 16,6%, sau khi đã tăng 17,2% trong tháng 6.

Thêm vào đó, vào thứ 4, quốc gia châu Á sẽ công bố dữ liệu về lạm phát giá tiêu dùng và lạm phát trong tháng 7. Các báo cáo dự kiến sẽ cho thấy rằng giá tiêu dùng tăng 1,5%, trong khi giá sản xuất được dự báo tăng 5,5%.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn 6,9% trong quý 2, phù hợp với tốc độ của quý 1, được hỗ trợ bởi xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng.

Sản lượng công nghiệp Anh

Tại Anh, giới đầu tư đang chờ đợi một báo cáo về sản lượng công nghiệp để có thể đánh giá chính xác hơn về tác động của Brexit đối với nền kinh tế nước này. Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh sẽ công dữ liệu về sản lượng công nghiệp tháng 7 vào thứ năm. Sau khi giảm 0,2% trong tháng trước, con số kỳ này đang được dự báo sẽ không thay đổi.

Ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm dự báo về tăng trưởng và tiền lương vào tuần trước và cho biết sẽ không vội vã tăng lãi suất, đồng thời đưa ra cảnh báo Brexit đang bắt đầu có ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Báo cáo hàng tháng của OPEC và IEA

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ công bố đánh giá hàng tháng về thị trường dầu mỏ vào thứ năm, trong đó bao gồm số liệu về tình trạng trữ lượng dầu thô toàn cầu trong tháng 7.

Hôm thứ sáu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẽ công bố báo cáo hàng tháng về cung và cầu dầu trên toàn cầu.

Dữ liệu sẽ cho thấy một hình ảnh rõ ràng hơn về sự tái cân bằng trên thị trường dầu mỏ.

Các nhà kinh doanh cũng sẽ tập trung vào cuộc họp của các bộ trưởng dầu mỏ từ một số nước OPEC và các nước không thuộc OPEC vào thứ hai và thứ ba ở Abu Dhabi. Nội dung cuộc họp sẽ thảo luận về việc tuân thủ các giới hạn sản xuất toàn cầu đã được thông qua và duy trì đến tháng 3 năm 2018.

Cho đến nay, thỏa thuận đầu ra đã có ảnh hưởng nhẹ đến mức tồn kho toàn cầu do nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất không tham gia vào hiệp định, chẳng hạn như Libya và Nigeria, cũng như sự gia tăng không ngừng sản lượng dầu đá phiến của Hoa Kỳ.

Tiêu điểm thị trường tài chính Việt Nam

Đề xuất tăng xin khai thác dầu thô để bù tăng trưởng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong các tháng cuối năm tới đây là cần thiết nhưng đang chịu nhiều sức ép và thách thức trong điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ . Cụ thể, tại nội dung báo cáo bổ sung tình hình kinh tế xã hội do Bộ KH-ĐT thực hiện để phục vụ thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội có đề cập tới sức ép tăng trưởng kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Trong nhóm ngắn hạn, giải pháp nhanh đầu tiên đang được đề cập đến trong cuộc họp tới đây là thực hiện tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô trong nước cao hơn so với kế hoạch đã được Thủ tướng giao, nhằm đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP và không để ngành khai khoáng giảm sâu.

Tổng cục Hải quan phối hợp với Hải quan Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo về Cơ chế một cửa (Single Window) tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ Cuộc họp Quan chức cấp cao APEC lần thứ 3 (SOM 3) và các cuộc họp bên lề, Tổng cục Hải quan phối hợp với Hải quan Hoa Kỳ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo về Cơ chế một cửa (Single Window).

Nội dung chính của cuộc Hội thảo diễn ra vào thứ 6 tuần tới đây sẽ đề cập đến vấn đề xây dựng cơ chế một cửa tạo thuận lợi trong thương mại, những vướng mắc của doanh nghiệp và những giải pháp để phát triển cơ chế một cửa một cách bền vững.

Hoa Lê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên